Tên phường mới: Gợi nhớ lịch sử hay số thứ tự?

17:45 27/03/2025

16 quận huyện và TP Thủ Đức đã có đề xuất phương án sắp xếp số lượng và tên gọi các đơn vị hành chính cấp cơ sở mới.

UBND TP Thủ Đức đề xuất gọi các đơn vị cơ sở thành tên gọi từ Thủ Đức 1 đến Thủ Đức 9 - Ảnh: TỰ TRUNG

Đến ngày 26-3, 16 quận huyện và TP Thủ Đức đã có đề xuất lên UBND TP.HCM phương án sắp xếp số lượng và tên gọi các đơn vị hành chính cấp cơ sở mới theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Ngoài số lượng các đơn vị cơ sở mới, thông tin tên gọi từng cơ sở mới được đề xuất được đông đảo người dân quan tâm bàn luận, góp ý kiến.

Việc đặt tên phường nên ưu tiên những địa danh thân thuộc với người dân, không nhất thiết phải mang tính hoài cổ. Theo quan điểm này, bên cạnh việc giữ gìn bản sắc truyền thống, cũng cần lưu giữ những đặc trưng hiện tại của từng địa phương.
Bạn đọc Rosi

Những tên gọi nhắc nhớ lịch sử từng vùng đất

Điểm chung các phương án tên gọi hầu hết các quận huyện và TP Thủ Đức đều đề xuất tên chữ - kể cả các quận huyện hiện đang dùng tên phường bằng số. Mỗi tên gọi đều được cân nhắc khi xem xét yếu tố lịch sử, văn hóa gắn với quá khứ hình thành vùng đất, đặc điểm nhận diện khu vực (đơn vị cơ sở mới được đề xuất) và sự thuận tiện giao dịch của người dân sau này.

Nhiều lời khen "tên hay", "tên có ý nghĩa"... được người dân gửi về phương án tên gọi do UBND các quận 5, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận... đề xuất.

Quận Bình Thạnh đề xuất đặt tên bốn phường mới (theo phương án sắp xếp quận này đề xuất) là Gia Định, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây, Bình Quới.

Phó chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Thái Thị Hồng Nga chia sẻ bên cạnh hai tên Gia Định, Bình Quới quen thuộc với người dân Bình Thạnh, hai tên gọi khác là Thạnh Mỹ Tây và Bình Hòa được quận cân nhắc đề xuất "tái lập" bởi nguồn gốc gắn với lịch sử phát triển vùng đất Bình Thạnh. Tên gọi Bình Thạnh ngày nay là dựa trên sự sáp nhập của hai quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây vào tháng 6-1976. Trước đó, cả hai quận (hai xã trước đây) này đều là một phần của tỉnh Gia Định.

Trong khi quận Gò Vấp đề xuất tổ chức lại 12 phường hiện nay thành ba đơn vị hành chính cấp cơ sở mới đặt tên là Gò Vấp, Thông Tây Hội, An Nhơn.

Chủ tịch UBND quận Gò Vấp Nguyễn Trí Dũng cho hay sau năm 1975 Gò Vấp là một quận của TP Sài Gòn - Gia Định. Đến tháng 7-1976, sau khi Quốc hội đổi tên TP Sài Gòn thành TP.HCM, quận Gò Vấp còn lại phần đất của ba xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội.

"Việc đề xuất tên gọi mới các đơn vị cấp cơ sở là Gò Vấp, Thông Tây Hội, An Nhơn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống. Nếu không một, hai thế hệ nữa sẽ quên, không còn nhớ hay biết cái tên Gò Vấp là gì, gốc gác từ đâu mà có", ông Dũng cho hay.

Hai tên phường mới Đức Nhuận, Phú Nhuận thì được quận Phú Nhuận đề xuất cho hai phường mới. Một vị đại diện UBND quận Phú Nhuận cho hay tên gọi quận Phú Nhuận gắn với lịch sử Sài Gòn 300 năm và là một mỹ danh trích từ câu "Phú nhuận ốc, đức nhuận thân" (tạm hiểu là "giàu có làm đẹp nhà cửa, đức độ làm đẹp bản thân"). Việc đề xuất hai tên gọi đơn vị cơ sở mới này với mong muốn giữ gìn nét đẹp và truyền thống lâu đời của mảnh đất Phú Nhuận nghĩa tình.

Trong khi quận 5 đang đề xuất ba tên gọi cho hai phường mới, trong đó tên An Đông được chốt, phường còn lại cân nhắc lựa chọn giữa tên Đồng Khánh hoặc Bến Hàm Tử.

Lãnh đạo quận này chia sẻ An Đông và Đồng Khánh là tên phường trước đây của quận, tuy nhiên cần đánh giá thêm về các yếu tố văn hóa - lịch sử. Trong khi đó lịch sử hình thành đô thị Chợ Lớn, người dân buôn bán, vận chuyển hàng hóa theo đường thủy nên hình thành các bến bãi để tập kết hàng đưa vào chợ. Quận 5 hiện có Bến Hàm Tử đi theo kênh Hàng Bàng vào Chợ Lớn.

Gọi cùng tên thêm số hay tên gọi gắn với tiềm thức người dân?

Trong các phương án đề xuất lại có những quận huyện và cả TP Thủ Đức đề xuất tên gọi đơn giản hơn thống nhất một tên thêm số cho từng đơn vị cơ sở. UBND TP Thủ Đức đề xuất hai phương án tổ chức đơn vị cơ sở theo mô hình chính quyền hai cấp gồm mô hình chính quyền TP Thủ Đức là cấp cơ sở trực thuộc TP.HCM và mô hình chia thành chín đơn vị hành chính cấp cơ sở. Trong đó nếu theo phương án chia thành chín đơn vị, Thủ Đức đề xuất gọi các đơn vị cơ sở thành tên gọi từ Thủ Đức 1 đến Thủ Đức 9.

Lãnh đạo UBND TP Thủ Đức cho hay việc đặt tên các phường theo cách đánh số thứ tự từ 1 đến 9, kèm theo tên "Thủ Đức", không chỉ phù hợp với khuyến nghị của Bộ Nội vụ mà còn giúp tạo sự gắn kết giữa các phường. Nếu tổ chức theo mô hình chín phường, các đơn vị này vẫn sẽ có nét chung nhất định.

Mặt khác việc giữ chữ "Thủ Đức" trong tên gọi sẽ giúp tạo sự thống nhất trong tư duy và hành động của chín đảng bộ phường. Đồng thời đây cũng là cách thể hiện và phản ánh đặc trưng chung của vùng đất này trong suốt 300 năm qua.

TIN LIÊN QUAN
  • Đề xuất chia quận Gò Vấp thành 3 đơn vị cơ sở, tái lập tên gọi Thông Tây Hội, An Nhơn

  • Quận 12 đề xuất có 4 phường vì dân số lớn: Tân Thới Nhất, Tân Thới Hiệp, Thới An, An Phú Đông

  • Vì sao quận Phú Nhuận đề xuất tên phường mới là Đức Nhuận và Phú Nhuận?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS xã hội học Lê Minh Tiến (Trường ĐH Mở TP.HCM) cho hay phương án đặt tên các đơn vị cơ sở của nhiều quận huyện ở TP.HCM cơ bản có sự cân nhắc kỹ từng yếu tố giá trị văn hóa, lịch sử.

Đọc kỹ từng tên gọi đều có gắn với lịch sử hình thành, tên gọi một địa danh hoặc vùng đất có nhiều dấu ấn và câu chuyện gắn với quận huyện đó. Những người dân sống lâu năm ở các quận huyện hoặc quan tâm đến từng vùng đất dễ dàng nhận biết các tên gọi đó.

Theo ông Tiến, với số lượng các đơn vị cấp cơ sở sau sắp xếp ít hơn nhiều số lượng phường, xã hiện tại nên cần cân nhắc lựa chọn những tên gọi gắn với lịch sử hình thành, địa danh nổi tiếng in sâu trong tiềm thức của người dân. Không nên gán ghép khô cứng các tên của các phường lại với nhau vừa khô khan, cạn nghĩa, vừa mất giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử của từng vùng đất.

"Về cảm xúc, có thể nhiều người dân sẽ cảm thấy ít nhiều xáo trộn, tâm lý mất đi cái gì đó khi các địa phương, vùng đất sáp nhập lại với nhau. Với số lượng ít đơn vị sẽ có những tên gọi tạm thời không được lựa chọn, có thể sau này dành để đặt tên quảng trường, công trình văn hóa, tuyến đường...

Còn lại trong số nhiều tên gọi gắn với vùng đất nên lựa chọn tên gọi gắn nổi trội nhất, gắn lâu năm nhất trong tiềm thức, dễ nhận diện nhất của người dân sẽ hay hơn chọn một tên mới", ông Tiến ý kiến.

Sôi nổi luận bàn từ bạn đọc Tuổi Trẻ

Quận 5: Bạn Châu Đào đề xuất nên có phường Chợ Lớn vì đây là địa danh lâu đời, gắn liền với quận. Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyên cho rằng hai phường mới nên được đặt tên là Chợ Lớn và Đồng Khánh, bởi cả hai đều mang giá trị lịch sử quan trọng.

Quận 6: Đề xuất hợp nhất 14 phường hiện có để hình thành bốn phường mới với các tên gọi dự kiến là Bình Tiên, Bình Tây, Bình Phú và Phú Lâm. Bạn đọc Tuấn Lò Gốm cho rằng các tên này vừa phù hợp với thực địa vừa mang ý nghĩa truyền thống, thuận tiện cho người dân trong việc nhận diện địa bàn.

Quận Tân Bình: Phương án giảm từ 15 phường xuống còn bốn phường với các tên gọi dự kiến là Tân Bình, Bàu Cát, Bảy Hiền và Tân Sơn Nhất. Bạn đọc Ngân đánh giá cao đề xuất này, đặc biệt cho rằng tên Bảy Hiền rất hợp lý, trong khi Bàu Cát và Tân Sơn Nhất cũng phản ánh rõ nét đặc trưng của khu vực. Có bạn đọc còn đề xuất tên Tân Sơn Nhứt cho phù hợp phương ngữ Nam Bộ.

Quận Bình Thạnh: Nhiều bạn đọc lại cho rằng nên giữ tên Thị Nghè thay vì Thạnh Mỹ Tây, vì đây là địa danh quen thuộc và dễ nhận diện hơn.

Bạn đọc Góc Nhìn Khác cũng nhấn mạnh rằng không nhất thiết phải khôi phục những tên gọi ít gắn bó với đời sống hiện tại. Thay vào đó, các tên như Tân Cảng hay Thị Nghè sẽ gần gũi hơn với cả người dân trong và ngoài khu vực.

Riêng bạn đọc Trọng đề xuất đổi tên phường Bình Quới thành Thanh Đa, vì từ lâu người dân vẫn quen gọi khu vực này là bán đảo Thanh Đa thay vì bán đảo Bình Quới.

Hơn nữa cái tên Thanh Đa cũng dễ đọc hơn và là trung tâm của các phường 25, 27, 28. Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Thanh Long nhắc lại rằng tên gọi Bình Thạnh ngày nay có nguồn gốc từ sự hợp nhất giữa Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây.

Quận Phú Nhuận: Trong hai phường mới dự kiến, bạn đọc Quang cho rằng nên giữ nguyên tên Phú Nhuận cho một phường, còn phường mới có thể đặt tên là Xã Tài bởi đây chính là tên gọi trước kia của chợ Phú Nhuận.

Có thể bạn quan tâm
Chi tiết danh sách 34 Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố

Chi tiết danh sách 34 Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố

20:00 01/07/2025

Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

10:46 01/07/2025

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.

Chi tiết lộ trình đưa đón miễn phí gần 1.000 cán bộ đến TPHCM làm việc từ hôm nay

Chi tiết lộ trình đưa đón miễn phí gần 1.000 cán bộ đến TPHCM làm việc từ hôm nay

06:45 01/07/2025

Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.

Chính quyền hai cấp tỉnh Điện Biên phải thấm nhuần tinh thần phục vụ nhân dân

Chính quyền hai cấp tỉnh Điện Biên phải thấm nhuần tinh thần phục vụ nhân dân

22:45 30/06/2025

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh sắp xếp hệ thống cơ sở y tế sau hợp nhất

Thành phố Hồ Chí Minh sắp xếp hệ thống cơ sở y tế sau hợp nhất

21:45 30/06/2025

Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Đà Nẵng - Quảng Nam, khi hai cánh tay cùng chụm lại

Đà Nẵng - Quảng Nam, khi hai cánh tay cùng chụm lại

12:45 30/06/2025

Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.

Ông Nguyễn Văn Nên giữ chức bí thư Thành ủy TP.HCM sau hợp nhất

Ông Nguyễn Văn Nên giữ chức bí thư Thành ủy TP.HCM sau hợp nhất

09:45 30/06/2025

8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố sáp nhập tỉnh thành tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố sáp nhập tỉnh thành tại TP.HCM

09:00 30/06/2025

8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.

Công bố các nghị quyết về sáp nhập tỉnh, thành, cấp xã

Công bố các nghị quyết về sáp nhập tỉnh, thành, cấp xã

08:45 30/06/2025

8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale