Người trẻ Hàn Quốc thờ ơ với bầu cử

03:10 10/04/2024

Nỗi bất mãn về cuộc sống quá căng thẳng và niềm thất vọng về các bê bối của chính quyền khiến người trẻ Hàn Quốc không mặn mà với bầu cử.

Ngày bầu cử 10/4 để chọn ra 300 nhà lập pháp sẽ là cuộc bỏ phiếu đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc có số cử tri từ 60 tuổi trở lên đông hơn số cử tri ở độ tuổi ngoài 20 và ngoài 30.

Tỷ lệ này thể hiện xu hướng nhân khẩu học của Hàn Quốc, nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và xã hội đang già hóa nhanh chóng, số lượng người kết hôn giảm và các hộ độc thân đang trở nên phổ biến

Chính trường Hàn Quốc chủ yếu do đàn ông lớn tuổi thống trị. Nghị sĩ nam trên 50 tuổi chiếm hơn 70% ghế trong quốc hội. Chỉ 5,6% ứng viên trong cuộc bầu cử ngày 10/4 là người dưới 40 tuổi.

Thống kê cho thấy trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, chỉ 57,9% cử tri trong độ tuổi 20 và 30 đi bỏ phiếu , trong khi tỷ lệ này ở cử tri độ tuổi 60 và 70 là 79,3%.

Các chuyên gia nhận định cử tri trẻ ít đi bỏ phiếu do bất mãn. Hàn Quốc nổi tiếng là cường quốc văn hóa toàn cầu, với nền kinh tế xuất khẩu bán dẫn hùng mạnh, nhưng thế hệ trẻ trong nước đang đối mặt với cạnh tranh khốc liệt về giáo dục, thiếu cơ hội việc làm, giá bất động sản cao. Tự tử là nguyên nhân tử vong nhiều nhất ở thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi 10-39.

Tầng lớp người lớn tuổi "không thể thấu hiểu tình cảnh chơi vơi của giới trẻ ngày nay", Gi Wook Shin, giáo sư xã hội học Đại học Standford, nói. Đây là nguyên nhân chính đẩy "xung đột thế hệ" lên cao.

Bởi Hàn Quốc đang già hóa, ảnh hưởng của người lớn tuổi lên chính trị cũng ngày càng quan trọng. Xu hướng này "sẽ tiếp tục khiến thanh niên xa lánh chính trị và bầu cử", Linda Hasunuma, nhà khoa học chính trị Đại học Temple, nói.

"Nhiều người cảm thấy xã hội sẽ không thể có thay đổi lớn với hệ thống chính trị hiện thời", bà giải thích. "Do cử tri lớn tuổi áp đảo, các chính sách sẽ nghiêng về phía họ hơn là cử tri trẻ tuổi".

Lee Min-ji, 23 tuổi, sinh viên Đại học Ngoại ngữ Hankuk ở Seoul, cho rằng loạt bê bối gần đây là bằng chứng cho thấy chính phủ đang thờ ơ với các vấn đề của giới trẻ, điển hình là vụ giẫm đạp Halloween năm 2022 ở Itaewon khiến hơn 150 người thiệt mạng, chủ yếu là thanh thiếu niên.

"Họ nói quá nhiều về việc giới trẻ không kết hôn và sinh con. Tôi không biết khi nào thì họ ngừng coi việc tỷ lệ sinh giảm là vấn đề, trong khi họ còn chưa thể bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên đang sống", cô nói.

Yu Jung, 26 tuổi, mất em gái trong vụ giẫm đạp Itaewon, cảm thấy thanh niên bây giờ quá mức căng thẳng, làm việc quá tải, nên không đủ sức quan tâm đến chính trị. Yeon-ju, em gái cô, đã phải vừa học vừa làm nhiều công việc bán thời gian để kiếm tiền, chỉ ngủ 6 tiếng mỗi ngày.

Yu Jung đang tham gia nhóm kêu gọi người trẻ đi bầu để khiến tiếng nói của họ được lắng nghe. Các nhà hoạt động đã tạo ra một tấm áp phích nêu bật câu chuyện một lính nghĩa vụ 20 tuổi đã tử vong khi cứu lũ năm ngoái do không được cấp áo phao.

"Khi họ gọi chúng ta nhập ngũ, họ nói chúng ta là người con của dân tộc. Khi họ phải chịu trách nhiệm, họ quay sang hỏi: 'Các người là ai?'", nội dung trên một tấm áp phích viết.

Lee Cheol-bin, 30 tuổi, mất hết tiền tiết kiệm vì ký hợp đồng thuê nhà trực tuyến. Nạn lừa đảo này đã ảnh hưởng nặng nề đến giới trẻ, khiến ít nhất 4 người tự tử năm ngoái. Lee kêu gọi thanh niên đi bỏ phiếu dù cảm thấy đang bị bỏ rơi.

"Lý do chúng ta phải đi bỏ phiếu là chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này nữa", anh nói. "Thật vô nghĩa khi chúng ta sống một cuộc đời có thể tiêu tan bất kỳ lúc nào".

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Có thể bạn quan tâm
Ngoại giao đền thờ của Ấn Độ

Ngoại giao đền thờ của Ấn Độ

17:10 13/02/2024

Quyết định của UAE cho phép Ấn Độ xây dựng ngôi đền Hindu, dự kiến khánh thành vào ngày 14/2, thể hiện quan hệ hợp tác thực sự sâu sắc giữa hai nước và nhận thức chung về “Hai quốc gia, Một tầm nhìn”.

Tư lệnh Ukraine phản đối tuyển tù nhân vào quân đội

Tư lệnh Ukraine phản đối tuyển tù nhân vào quân đội

10:50 05/01/2024

Tư lệnh quân đội Ukraine Zaluzhny tranh luận căng thẳng với các nghị sĩ về dự luật tuyển quân, phản đối điều khoản huy động tù nhân nhập ngũ.

Gia đình con tin bị giết nhầm chỉ trích Thủ tướng Israel 'hèn nhát'

Gia đình con tin bị giết nhầm chỉ trích Thủ tướng Israel 'hèn nhát'

10:00 21/12/2023

Cha của con tin bị binh sĩ Israel bắn nhầm chỉ trích Thủ tướng Benjamin Netanyahu 'hèn nhát' vì đã không gọi điện hay tới thăm ông để chia buồn.

Mỹ sơ tán nhân viên đại sứ quán ở Haiti

Mỹ sơ tán nhân viên đại sứ quán ở Haiti

21:30 10/03/2024

Mỹ sơ tán nhân viên không thiết yếu và siết an ninh tại đại sứ quán ở Port-au-Prince, trong bối cảnh Haiti ban tình trạng khẩn cấp vì bạo loạn băng đảng.

Trung Quốc tìm cách lôi kéo người nước ngoài trở lại

Trung Quốc tìm cách lôi kéo người nước ngoài trở lại

19:40 19/03/2024

Chính phủ Trung Quốc đang triển khai chiến dịch thu hút người nước ngoài trở lại làm việc và lưu trú, nhưng nhiệm vụ khó khăn hơn họ tưởng.

Tổng thống đắc cử Indonesia được thăng hàm đại tướng

Tổng thống đắc cử Indonesia được thăng hàm đại tướng

15:20 28/02/2024

Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto được thăng hàm đại tướng hai tuần sau khi đắc cử tổng thống Indonesia và sẽ nhậm chức vào tháng 10.

Thủ tướng Israel bị gia đình con tin la ó tại quốc hội

Thủ tướng Israel bị gia đình con tin la ó tại quốc hội

13:10 26/12/2023

Thân nhân những người đang bị giữ ở Gaza la ó Thủ tướng Netanyahu, khi ông phát biểu trong phiên họp đặc biệt của quốc hội về con tin.

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

06:40 18/05/2024

Cách đây nửa thế kỷ, vào ngày 18/5/1974, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên. Vụ thử chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân thế giới.

Nhật tuyên tử hình kẻ đốt xưởng phim khiến 36 người chết

Nhật tuyên tử hình kẻ đốt xưởng phim khiến 36 người chết

15:30 25/01/2024

Tòa án Nhật Bản tuyên án tử hình với Shinji Aoba, kẻ phóng hỏa đốt xưởng phim hoạt hình nổi tiếng ở thành phố Kyoto hồi năm 2019 khiến 36 người chết.

Co loi xay ra
Co loi xay ra