Ngày 15-9, lực lượng Houthi tuyên bố đã phóng 'tên lửa siêu vượt âm' vào mục tiêu bên trong lãnh thổ Israel. Tuy nhiên, Israel khẳng định đây chỉ là tên lửa đạn đạo thông thường.
Houthi tuyên bố rằng tên lửa mới của họ đã bay hơn hơn 1.900 km trong khoảng 11 phút 30 giây, ám chỉ rằng nó đạt tốc độ siêu vượt âm. Trong một video, họ thậm chí còn viết chữ "siêu vượt âm" bằng màu đỏ trên thân tên lửa để nhấn mạnh thông điệp này.
Ngày 15-9, lực lượng Houthi nhận trách nhiệm về cuộc tấn công vào miền trung Israel, rằng họ đã nhắm vào một "địa điểm quân sự quan trọng" tại Israel bằng một "tên lửa siêu vượt âm mới".
Đoạn video của nhóm Yemen cho biết tầm bắn của tên lửa là 2.150 km, với tốc độ lên tới Mach 16, nghĩa là gấp 16 lần tốc độ âm thanh.
Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông Israel, lực lượng Không quân Israel xác định rằng tên lửa này không phải là tên lửa siêu vượt âm như Houthi tuyên bố.
Tên lửa mà Houthi nhắm vào lãnh thổ Israel hôm 15-9 bay theo quỹ đạo cố định và không có khả năng điều chỉnh hướng bay trong không trung, trong khi đây là yếu tố quan trọng của vũ khí siêu vượt âm. Vũ khí siêu vượt âm không chỉ về tốc độ mà còn về khả năng cơ động trong khi bay.
Ngoài ra, tên lửa siêu vượt âm có thể bay ở độ cao thấp hơn so với tên lửa đạn đạo, thường ở tầng khí quyển trên, khiến chúng khó bị phát hiện hơn bởi các hệ thống radar được thiết kế để theo dõi quỹ đạo đạn đạo ở độ cao lớn hơn.
Một số quốc gia, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã và đang phát triển và triển khai tên lửa siêu vượt âm do tốc độ và khả năng cơ động của chúng.
Không rõ Houthi đã phát triển hoặc có được những tên lửa này như thế nào. Nếu Houthi thực sự sở hữu tên lửa siêu vượt âm, đây sẽ là lần đầu tiên nhóm phiến quân sử dụng loại vũ khí tiên tiến này.
Iran trước đây từng tuyên bố sở hữu tên lửa siêu vượt âm, nhưng phủ nhận việc cung cấp loại vũ khí này cho phiến quân ở Yemen.
Hãng tin Reuters dẫn lời chuyên gia Fabian Hinz từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nhận định rằng, theo các bức ảnh và video của Houthi, loại tên lửa này có thể là Kheibar Shekan, một loại tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn do Iran sản xuất.
Loại tên lửa này đã được Houthi giới thiệu vào năm 2022 với tên gọi Hatem.
Một quan chức quân đội Israel cho biết tên lửa mà Houthi nhắm vào lãnh thổ Israel hôm 15-9 đã bị hệ thống đánh chặn bắn trúng và vỡ thành nhiều mảnh trên không.
Các mảnh vỡ rơi xuống cánh đồng và gần một ga tàu, không gây ra thiệt hại trực tiếp nào về người, nhưng có 9 người bị thương nhẹ trong lúc tìm nơi trú ẩn.
Mỹ trừng phạt 400 thực thể hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine; Đức cảnh báo nguy cơ Nga tấn công tên lửa vào Ukraine... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 24-8.
Nghiên cứu mới phát hiện 'sông băng Ngày tận thế' đang tan chảy theo những cách không ngờ tới, có thể gây thảm họa nước biển dâng toàn cầu.
Thời gian quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, bảo đảm di cư an toàn, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói triền miên là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
Ngày 22/11, Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka cho biết, Trung Quốc có thể giúp nước này phát triển cảng và nhà máy đóng tàu.
Với việc 5 quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga bị bắt trong tháng qua, Tổng thống Putin dường như đang thúc đẩy nỗ lực chống tham nhũng trong quân đội.
Quân đội Israel kêu gọi 1,1 triệu ngươi Palestine ở dải Gaza sơ tán về phía nam lãnh thổ này “để an toàn'.
Tỉnh trưởng Voronezh, Alexander Gusev thông báo, Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại một phần của tỉnh giáp biên giới Ukraine sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào đêm 23/8, đồng thời tuyên bố, lực lượng Nga đã chặn được 5 UAV.
Ngày 17/10, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu chủ quyền của nước này bị xâm phạm.