Tòa án Tối cao Tây Ban Nha cho mở điều tra cựu lãnh đạo vùng Catalonia với cáo buộc khủng bố sau nỗ lực ly khai vào năm 2017.
Tòa án Tối cao Tây Ban Nha ngày 29/2 cho biết ông Carles Puigdemont, cựu lãnh đạo vùng Catalonia và hiện là thành viên Nghị viện châu Âu (EP), sẽ bị điều tra "và truy tố vào thời điểm phù hợp" vì các các cáo buộc khủng bố liên quan nhóm Sóng thần Dân chủ.
Nhóm này được cho là có liên quan vụ biểu tình vào tháng 10/2019, kích động hàng nghìn người bao vây sân bay Barcelona trong nhiều giờ và khiến hơn 100 chuyến bay bị hủy lịch trình. Xô xát giữa cảnh sát và đám đông biểu tình làm ít nhất 115 người bị thương.
Tòa án Tối cao Tây Ban Nha nhận định vụ biểu tình tháng 10/2019 là hành động "khủng bố đường phố". Các thẩm phán cho rằng nhóm tổ chức biểu tình âm mưu làm suy yếu trật tự và pháp luật, phá hoại nghiêm trọng hòa bình, gây ra thiệt hại nghiệm trọng về hoạt động quốc tế, đồng thời gieo rắc kinh hoàng đến người dân.
"Có bằng chứng cho thấy ông Carles Puigdemont có tham gia vào sự việc đang trong diện điều tra", Tòa án Tối cao Tây Ban Nha cho biết.
Giới chức Tây Ban Nha cho rằng Puigdemont đã tham gia thành lập tổ chức Sóng thần Dân chủ với mục tiêu "thách thức trật tự và pháp luật nhằm gây mất ổn định nghiêm trọng các thiết chế dân chủ".
Sóng thần Dân chủ là nhóm bí mật tổ chức một loạt cuộc biểu tình tại Tây Ban Nha sau khi chính quyền trung ương bắt giam 13 chính trị gia ủng hộ ly khai cho vùng Catalonia.
Làn sóng biểu tình này nổi lên vào năm 2019, khoảng hai năm sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2017 đòi độc lập cho Catalonia. Cuộc trưng cầu dân ý từ đầu đã không được Tòa án Tối cao Tây Ban Nha chấp thuận tổ chức. Chính quyền của Puigdemont khi đó công bố 92% phiếu ủng hộ ly khai, nhưng số người tham gia chỉ chiếm 42% tổng số cư dân vùng Catalonia.
Puigdemont và lực lượng ủng hộ vẫn tuyên bố độc lập vào tháng 10/2017. Chính quyền trung ương tại Madrid sau đó áp dụng tình trạng khẩn cấp ở Catalonia để chấm dứt nỗ lực ly khai, bầu lại nghị viện và lãnh đạo địa phương.
Carles Puigdemont mất chức rồi đào tẩu đến Bỉ để trốn lệnh bắt. Sau khi Tây Ban Nha hủy lệnh truy nã, ông được bầu vào Nghị viện châu Âu năm 2019. Puigdemont được cho là vẫn sống lưu vong ở nước ngoài đến nay, đã có hai lần thoát lệnh bắt ở Đức và Italy.
Các hành động ly khai giai đoạn 2017-2019 dù thất bại vẫn được xem là khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Tây Ban Nha.
Thanh Danh (Theo AFP)
Giám đốc văn phòng báo chí Vatican, ông Matteo Bruni xác nhận Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và nói với Catholic News Service rằng ông tin Giáo hoàng sẽ tham dự cuộc họp, chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra các vụ tấn công bằng dao gây thương vong nghiêm trọng, một số nước châu Âu như Anh và Đức đã có những động thái đối phó.
Ngày 17/5, thông báo của Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết, nước này tiếp quản vai trò Chủ tịch Nhóm 8 nước Hồi giáo đang phát triển (D8) từ Bangladesh trong tháng 5 và sẽ đảm nhiệm đến cuối năm 2025.
Phó thủ lĩnh Qassem tuyên bố giải pháp duy nhất cho xung đột hiện tại là lệnh ngừng bắn để mở đường cho người dân miền bắc Israel trở về nhà.
Hà Lan ký thỏa thuận an ninh với Ukraine, Thủ tướng Scholz quyết không để quân đội Đức tham gia xung đột ở Ukraine, Kiev thông qua kế hoạch hợp tác với NATO năm 2024... là tin tức cập nhật về tình hình Ukraine.
Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình Trung Đông trên cơ sở giải pháp hai nhà nước.
Tổng thống Biden khẳng định ông sẽ không giảm án hay ân xá cho Hunter sau khi con trai bị kết tội khai gian trong quá trình mua súng ngắn.
Bà Merle Ratner, nhà hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam tại Mỹ, qua đời ở tuổi 67 vì tai nạn giao thông.