Chiến hạm Suzutsuki của Nhật di chuyển trong lãnh hải Trung Quốc trong 20 phút mà không báo trước, khiến Bắc Kinh lên tiếng phản đối.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 11/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết nước này đã gửi kháng thư cho Nhật Bản liên quan đến "hoạt động trái phép và không phù hợp" của tàu khu trục Nhật trong lãnh hải Trung Quốc.
"Phía Nhật giải thích rằng đó là sai sót kỹ thuật", ông Lâm nói, kêu gọi Tokyo cam kết không để sự việc tương tự tái diễn, thêm rằng Bắc Kinh sẽ xử lý những phương tiện tiến vào lãnh hải nước này trái phép.
Hãng tin Kyodo hôm nay cũng dẫn các nguồn tin ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu khu trục JS Suzutsuki hôm 4/7 tiến vào vùng lãnh hải trong phạm vi 12 hải lý ngoài khơi bờ biển tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc mà không báo trước. Sự việc xảy ra khi chiến hạm Nhật được giao nhiệm vụ giám sát đợt diễn tập hải quân và tên lửa của Trung Quốc gần đảo Đài Loan.
Các nguồn tin nói rằng JS Suzutsuki di chuyển trong lãnh hải Trung Quốc suốt 20 phút, bất chấp cảnh báo từ nhiều tàu công vụ của Bắc Kinh. "Giới chức Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, trong khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang tiến hành điều tra và yêu cầu hạm trưởng tàu khu trục tường trình", một nguồn tin nói.
Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nhật Bản chưa bình luận về thông tin.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tàu thuyền các nước đều được hưởng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải nước khác mà không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển.
Các quốc gia ven biển không được quyền cản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài, không được phép yêu cầu tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình phải xin phép hoặc thông báo trước.
Tuy nhiên, nếu một tàu chiến không tôn trọng luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải đã được thông báo, quốc gia ven biển có thể yêu cầu tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức.
Vũ Anh (Theo Kyodo, Reuters)
Một nhân viên của Quốc hội Mỹ đã bị đuổi việc vì xuất hiện trong đoạn clip sex được quay tại phòng điều trần khiến dư luận nước này xôn xao.
Chính quyền của ông Zelensky muốn phương Tây trợ giúp lâu dài, Berlin khẳng định cam kết với Kiev… là một số tin tức đáng chú ý về xung đột Nga-Ukraine.
Ngày 8/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã bày tỏ quan ngại trước tiến bộ hạn chế trong đối thoại ở Haiti về thể chế dân chủ tại đây.
Ngày 4/9, một vụ xả súng đã xảy ra tại Trường trung học Apalachee ở quận Barrow, thành phố Winder, thuộc bang Georgia của Mỹ.
Lữ đoàn Cơ giới số 153 thành lập cuối năm ngoái được quân đội Ukraine chuyển đổi thành lữ đoàn bộ binh, có thể do không đủ thiết giáp để tác chiến.
Hamas đăng video thanh niên Mỹ gốc Israel bị giữ ở Gaza, người bị mất một phần cánh tay và nói các con tin đang sống 'trong địa ngục'.
Giới chức Myanmar bán đấu giá khu biệt thự ven hồ của cựu lãnh đạo Suu Kyi với mức giá khởi điểm 150 triệu USD, nhưng không ai mua.
Ít nhất 11 người thiệt mạng và 45 người mất tích sau khi mưa lớn gây lở đất gần một mỏ vàng ở đảo Sulawesi tại miền trung Indonesia.
Ngày 11/10, nữ nhà báo Australia Cheng Lei đã được chính quyền Bắc Kinh thả tự do và đã trở về Australia sau hơn ba năm bị giam giữ ở Trung Quốc với tội danh cung cấp bí mật cho người nước ngoài.