Tình nguyện hiến máu của hàng trăm người ở Phú Quốc cho một sản phụ bị băng huyết. Nhưng cái kết đã không có hậu, sản phụ không qua khỏi.
Tuy vậy nhiều người đã thật sự cảm ơn nghĩa cử của người dân Phú Quốc (Kiên Giang) với hành động này.
1. Thông tin tiếp theo cũng về chuyện hiến máu, đó là sáu người trong các Câu lạc bộ máu hiếm TP.HCM và Câu lạc bộ máu hiếm miền Nam đã không ngần ngại đường xa, bỏ dở công việc đem máu lên cứu một người nước ngoài ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Những tấm lòng tử tế vì người khác, làm bạn thấy vui, thấy cần phải sửa mình - ít nhất là sống hết sức tích cực trong trọn vẹn một ngày.
Chuyện làm bạn nhớ cũng trong tháng 3 này, cô nhà thơ phương Bắc cũng đã kêu gọi trên trang Facebook cá nhân, xin mọi người hiệp lực cầu nguyện cho con trai nhỏ của cô vượt qua giây phút hiểm nghèo và nguy kịch, khi không may bị tai nạn trong ngày sinh nhật vừa tròn 7 tuổi.
Rất nhiều người có ảnh hưởng trong giới văn nghệ sĩ đã chia sẻ thông tin khẩn thiết này, và cộng đồng mạng đã cùng gửi đi lời nguyện cầu bình an cho bé.
Có thể bạn tin hay không tin vào điều kỳ diệu, vào phép màu, nhưng chuyện đã có cái kết có hậu, con trai nhỏ của cô nhà thơ đã vượt qua giây phút nguy kịch.
Điều kỳ diệu mà bạn cảm nhận rõ nhất, rất thật, đó là những trái tim yêu thương, những chỗ dựa tinh thần rất "đồng bào mình", sẵn sàng chìa vai ra cho ai đó buồn đau dựa vào.
2. Lội trong những dòng tin, bạn run người khi đọc tin bé 13 tuổi bị đánh chết não và kẻ gây nên tội ác đó có thể là một đứa trẻ khác. Cái ác đã nhiễm vào một con người từ lúc nào? Thật khó có câu trả lời chính xác. Nhưng phải chăng trong hành trình trưởng thành của một đứa trẻ như vậy, lòng nhân ái và lương thiện đã rất khó khăn để tìm một chỗ len vào tâm hồn...
Bạn cũng có một đứa con ở tuổi đang lớn. Cuộc trò chuyện giữa bạn và con cách đây không lâu, con hỏi rằng vì sao ta phải làm điều đàng hoàng và trung thực, bạn trả lời: ta làm để ta sống khỏe khỏi phải lo nghĩ gì. Làm điều tốt, chính ta cũng sẽ quên đi, nhưng người khác nhận một điều tốt, sẽ nhắc về.
Con hỏi vậy còn làm điều xấu, bạn nói điều xấu sẽ khiến ta luôn trong nơm nớp lo âu, và người nhận điều xấu từ ta, sẽ nhớ bằng lòng căm giận.
Một ngày, một tuần đi qua những thông tin làm bạn thấy biết ơn, cùng với những thông tin làm bạn thấy hãi sợ. Bạn cũng biết cái gì tích cực luôn mau chóng chìm lấp, cái gì tiêu cực thì vẫn dễ được "share" đi.
Nhưng điều đó có phải chăng cũng từ tâm lý của con người, luôn thấy (và thích) cái xấu của người khác nhiều hơn cái tốt?
Bạn nhớ có lần về quê ăn giỗ cha của bạn mình, bà dì của người bạn kể chuyện hồi xưa của cha. Chuyện về người cha đó trong ký ức của bà dì toàn là chuyện xấu: nào là phụ bạc vợ con, hưởng phú quý vinh hoa một mình đến chừng sa cơ thất thế thì lại quay về, dễ nghe lời người nọ người kia và dễ mềm lòng nên không giữ được chút gì của cải cho con cái.
Bạn biết cha bạn mình cũng có tấm lòng nghĩa hiệp, cũng giúp người này người nọ, cũng hiếu thuận với ông bà. Cuộc kể lể chuyện xưa của bà dì, khiến bạn đặt một câu hỏi to tướng trong đầu, rằng: Người ta sẽ nhớ gì khi ta chết đi?
Đó có phải là toàn bộ những điều xấu xí mà lúc sống ta đã để lại, chúng to bự và nhiều đến nỗi lần chiếm hết những điều tử tế nhỏ bé mà ta từng thực hiện trong đời. Suy nghĩ này làm bạn hiểu ra, rằng chính vì lý do cái xấu nhớ hoài cái tốt quên mau, mà mỗi con người phải sửa mình liên tục, để sống.
Một ngày đi tìm năng lượng tích cực cho mình, bạn hiểu rằng giữa việc cho đi và nhận lại, làm tốt và làm xấu, sống để đời tiếng tốt và để đời tiếng xấu, ranh giới của những mặt đối lập này mong manh như sợi chỉ. Vậy nên sao không thà làm người tử tế hơn, khoan dung hơn, để còn người với người vui với nhau mà sống.
Bạn bỗng thấy nhớ thiết tha lũ bạn thân, vẫn tận tụy từng năm với những món quà khai trường được chăm chút kỹ lưỡng, thắp sáng lên niềm hy vọng yêu đời của trẻ nhỏ thôn quê khó khăn.
Từng năm từng năm, lặn lội chăm lo "săn sóc sự học" cho trẻ em nghèo học giỏi và "nhìn vào những tia sáng trong mắt các em, tôi thấy lòng mình cũng sáng lên như những lúc đếm sao trời".
Bạn của bạn nhỏ nhắn lắm, nhưng vẫn mỗi ngày chăm chỉ gieo vào đời một hạt mầm tử tế nhỏ xíu xiu, bằng tấm lòng trong veo.
Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế vừa bị Cục Di sản văn hóa phát công văn nhắc nhở, đề nghị chấn chỉnh việc để hoạt động nhảy hầu đồng diễn ra trong khuôn viên một trường đại học
Nhiều hoạt động về nguồn tri ân các gia đình chính sách, học sinh nghèo trong chương trình 'Thắp sáng ngọn lửa tri ân' do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại Nghệ An.
Tối 1-6, biển người đến tham quan, trải nghiệm không gian ẩm thực đường Lê Lợi nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2.
Ông Hinh cùng hai thanh niên dùng xà beng phá cửa căn nhà bốn tầng bốc cháy ngùn ngụt trên phố Hàng Lược để cứu vợ chồng anh trai và các cháu lúc rạng sáng nhưng bất thành.
Aldi Rizal, người từng gây sốc vì hút 40 điếu thuốc một ngày khi mới 2 tuổi, hiện đã lên 16, thành công trong việc bỏ thuốc lá.
Tôi 29 tuổi, lấy vợ kém 4 tuổi nhưng rất dữ, đến nỗi bạn bè ai cũng biết vợ kiểm soát tôi chặt, họ xì xào rồi dần dần nghỉ chơi với tôi.
TPHCM - Liên quan đến vụ tạt axit tại Quận 7 , theo thông tin mới cập nhật vào chiều 24.5, 1 trong 4 nạn nhân được cấp cứu tại...
Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh luôn mong muốn truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học cho thế hệ trẻ, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở London, vốn ít có điều kiện theo đuổi niềm đam mê này.
'Tôi muốn dạy về kịch thơ vì tôi quan niệm cái gì trò cũng phải biết qua, để sau còn làm được việc và khiêm tốn, đến đâu người ta cũng thương'.