Ngày 20/1, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nước này sẽ rời khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Động thái này khiến cộng đồng quốc tế tỏ ra lo ngại.
Tân Tổng thống Trump cứng rắn đoạn tuyệt với WHO, quốc tế kêu gọi suy nghĩ lại |
Việc Mỹ rút khỏi WHO sẽ kích hoạt cuộc tái cấu trúc đáng kể của tổ chức này và có thể làm gián đoạn thêm các sáng kiến y tế toàn cầu. (Nguồn: Getty Images) |
Hãng tin Reuters cho hay, ngày 20/1 theo giờ Mỹ, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi WHO, cơ quan mà ông đã nhiều lần chỉ trích về cách xử lý đại dịch Covid-19.
Tin liên quan |
Nói là làm, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh: Điều động quân chặn nhập cư, tăng thuế, rút khỏi Thỏa thuận Paris về khí hậu Nói là làm, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh: Điều động quân chặn nhập cư, tăng thuế, rút khỏi Thỏa thuận Paris về khí hậu |
Trong sắc lệnh hành pháp mới, ông Trump chỉ đạo các cơ quan "tạm dừng việc chuyển giao bất kỳ khoản tiền, hỗ trợ hoặc nguồn lực nào của chính phủ Mỹ cho WHO trong tương lai", đồng thời "xác định các đối tác đáng tin cậy và minh bạch để đảm nhận các hoạt động cần thiết mà tổ chức này đã thực hiện trước đây".
Với động thái này, Mỹ sẽ rời khỏi cơ quan y tế của Liên hợp quốc trong vòng 12 tháng và ngừng mọi đóng góp tài chính cho WHO. Mỹ hiện là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí. Ngân sách 2 năm gần đây nhất của WHO, cho giai đoạn 2024-2025, là 6,8 tỷ USD.
Việc Mỹ rút khỏi WHO sẽ kích hoạt cuộc tái cấu trúc đáng kể của tổ chức này và có thể làm gián đoạn thêm các sáng kiến y tế toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng công bố kế hoạch xem xét và hủy bỏ Chiến lược An ninh y tế toàn cầu Mỹ năm 2024 của chính phủ tiền nhiệm, được thiết kế để ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa của bệnh truyền nhiễm, “trong thời gian sớm nhất có thể”.
Việc ông Trump rút Mỹ khỏi WHO không phải là điều bất ngờ. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên (2017-2021), nhà lãnh đạo đã có những động thái để rời khỏi tổ chức này vào năm 2020 với cáo buộc WHO mập mờ về nguồn gốc của đại dịch Covid-19. WHO kiên quyết phủ nhận cáo buộc này.
Trước động thái của tân Tổng thống Mỹ, ngày 21/1, WHO bày tỏ lấy làm tiếc, nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức quốc tế này "trong việc bảo vệ sức khỏe và an ninh của người dân thế giới, bao gồm cả người Mỹ".
Phát biểu với báo giới tại Geneva (Thụy Sỹ), người phát ngôn WHO Tarik Jasarevic cho biết: “Chúng tôi hy vọng Washington sẽ xem xét lại và chúng tôi mong muốn tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng để duy trì quan hệ đối tác giữa Mỹ và WHO, vì lợi ích sức khỏe và phúc lợi của hàng triệu người trên toàn cầu".
Liên minh châu Âu (EU) cũng bày tỏ quan ngại về động thái trên của ông Trump, đồng thời nói thêm rằng, EU hy vọng quyết định này vẫn đang được cân nhắc.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cho biết, Berlin sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Trump từ bỏ quyết định rút Mỹ khỏi WHO, lưu ý rằng, động thái của ông chủ Nhà Trắng "là đòn nghiêm trọng vào cuộc chiến quốc tế chống lại các cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh sẽ tiếp tục ủng hộ WHO. Người phát ngôn bộ này Quách Gia Khôn nhấn mạnh: "Vai trò của WHO chỉ nên được tăng cường chứ không phải làm suy yếu. Trung Quốc sẽ ủng hộ WHO trong việc hoàn thành trách nhiệm của mình... và hướng tới xây dựng một cộng đồng chung về sức khỏe cho nhân loại".
Chủ tịch Miguel Diaz-Canel dẫn đầu cuộc tuần hành lớn tại Havana, bày tỏ ủng hộ người Palestine trong xung đột ở Dải Gaza.
Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khảo sát tình hình thực địa để sẵn sàng phương án sơ tán công dân trong trường hợp chiến sự lan rộng.
Đại tá Makarov bị thương và tử trận khi chỉ huy lực lượng Nga chống lại đợt tấn công thứ ba của quân đội Ukraine tại ngoại ô Bakhmut.
Các cựu chiến binh Nga chúc nhau sức khỏe, hát những bài hát thời Liên Xô trước đây và ôn lại những câu chuyện đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Quan chức Mỹ cho biết sự nhầm lẫn khi nhận dạng UAV khiến nước này không chặn được vụ tập kích căn cứ ở đông bắc Jordan.
Ngày 11-10, Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc gửi thiết bị bay không người lái (drone) rải lượng lớn truyền đơn ở Bình Nhưỡng và coi đây là động thái khiêu khích chính trị và quân sự có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
Nga cho biết đã nhất trí với Ukraine trao trả gần 50 trẻ em phải sơ tán do chiến sự, song Kiev chưa xác nhận thỏa thuận.
Tối 28/01, tại Thủ đô Maputo, Đại sứ quán Việt Nam tại Mozambique phối hợp với cộng đồng người Việt Nam ở sở tại tưng bừng tổ chức buổi gặp mặt 'tất niên' mừng Xuân Giáp Thìn 2024.