TPO - Tiết lộ việc làm ăn của Tân Hiệp Phát dưới thời ông Trần Quí Thanh; Quảng Nam tự ý 'xé rào' quy hoạch sân bay Chu Lai thay thế sân bay Đà Nẵng; hành khách, phi công vụ trực thăng rơi được bảo hiểm bồi thường thế nào; diễn biến vụ lùm xùm bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan... là những thông tin đáng chú ý tuần qua.
Hé lộ khối gia sản khủng của gia tộc Trần Quí Thanh
Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp tỷ USD nhưng cơ cấu cổ đông chỉ xoay quanh gia tộc Trần Quí Thanh. Với doanh thu và lợi nhuận “khủng”, những thành viên trong gia đình ông Thanh nắm giữ quỹ tiền mặt dồi dào.
Ngoài việc sở hữu lượng tiền mặt dồi dào, gia đình ông Thanh cũng thành lập hàng chục công ty bất động sản, sở hữu quỹ đất rộng lớn, trải dài ở nhiều tỉnh thành. Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2021, gia tộc Trần Quí Thanh cho thành lập gần 40 công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản.
Ông Trần Quí Thanh và hai con gái. |
Trước đó, ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Quí Thanh và hai con gái là bà Trần Uyên Phương, bà Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát. Trong đó, ông Thanh và bà Phương bị bắt tạm giam.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, đến nay có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Gia tộc Trần Quí Thanh đưa Tân Hiệp Phát 'hóa rồng' thế nào?
Trước khi bị bắt, ông Trần Quí Thanh là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát. Giai đoạn 1995 - 2009, Tân Hiệp Phát liên tục mở rộng thị trường kinh doanh, đưa ra nhiều sản phẩm nổi tiếng vào thị trường nước giải khát Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu năm 2011 của Tân Hiệp Phát vào khoảng 6.000 tỷ đồng. Năm 2019, chỉ riêng nhà máy tại Bình Dương, Tân Hiệp Phát đã ghi nhận doanh thu đạt 5.850 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.554 tỷ đồng.
Doanh thu và lợi nhuận lớn nhưng Tân Hiệp Phát lại là công ty gia đình nên gia tộc Trần Quí Thanh được giới kinh doanh khu vực phía Nam mệnh danh là “vua tiền mặt”.
Tân Hiệp Phát có Tổng giám đốc mới là người nước ngoài, ông David Riddle (Ảnh: DN). |
Sau khi ông Thanh bị bắt, ông Riddle David Charles, 73 tuổi, quốc tịch Anh, đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Tân Hiệp Phát.
Quảng Nam tự ý 'xé rào' quy hoạch sân bay Chu Lai thay thế sân bay Đà Nẵng
Ngày 14/4, đại diện Cục Hàng không cho biết, nội dung của dự thảo quy hoạch sân bay toàn quốc giai đoạn tới không đề cập định hướng xây dựng sân bay Chu Lai (Quảng Nam) thay thế sân bay Đà Nẵng.
Dù vậy, trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đang lấy ý kiến, địa phương này lại đưa ra định hướng quy hoạch sân bay Chu Lai thay thế sân bay Đà Nẵng trong tương lai.
Dự thảo Quy hoạch sân bay toàn quốc thời gian tới không có nội dung định hướng xây dựng sân bay Chu Lai (Quảng Nam) thay thế sân bay Đà Nẵng (Ảnh minh họa). |
Góp ý với quy hoạch trên, UBND TP. Đà Nẵng đề nghị Quảng Nam bỏ nội dung: “Định hướng cảng hàng không quốc tế Chu Lai… trong tương lai dần thay thế cho Cảng Hàng không Đà Nẵng”.
Đề xuất tăng mức trợ cấp đối với người có công từ ngày 1/7
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng từ ngày 1/7.
Cụ thể, cơ quan trên đề xuất 2 phương án tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng lên mức 2,055 triệu đồng/người/tháng, hoặc 2,111 triệu đồng/người/tháng. Mức chuẩn mới theo phương án trên nhằm thay cho mức chuẩn theo quy định hiện hành chỉ 1,624 triệu đồng/người/tháng.
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi này là căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân.
Hành khách, phi công vụ trực thăng rơi được bảo hiểm bồi thường thế nào
Máy bay Bell 505 số đăng ký VN-8650 của Tổng công ty trực thăng Việt Nam (VNH) cất cánh từ đảo Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh gặp sự cố làm 4 hành khách và một phi công thiệt mạng hôm 5/4.
Tuần qua, đơn vị bảo hiểm là Tổng công ty bảo hiểm PVI đã tạm ứng 50.000 USD (tương ứng 1,18 tỷ đồng) chi trả bồi thường cho gia đình phi công trực thăng. Tổng số tiền sẽ bồi thường là 200.000 USD.
|
Sau đó, Bảo hiểm Bảo Việt cũng làm thủ tục bồi thường 200 triệu đồng theo chương trình bảo hiểm sức khoẻ cho 2 nạn nhân ông Hồ Tá Lực và bà Nguyễn Thị Hội. Theo đó, Bảo Hiểm Bảo Việt hoàn tất thủ tục và chi trả bồi thường cho người thụ hưởng được uỷ quyền là chị Hồ Thị Thanh Hiền (con gái).
Lùm xùm bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: Hé lộ chi tiết sản phẩm bảo hiểm
Hôm 12/4, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MVI (Công ty MVI) đã có báo cáo gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) về vụ lùm lùm bảo hiểm của bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (diễn viên Ngọc Lan).
Đối với sản phẩm của diễn viên Ngọc Lan tham gia là sản phẩm bảo hiểm liên kết chung trọn đời đóng phí định kỳ của Công ty MVI. Điều khoản sản phẩm, thời hạn bảo vệ của sản phẩm bảo hiểm là đến khi người được bảo hiểm đạt 76 tuổi.
Diễn viên Ngọc Lan khóc, chia sẻ về hợp đồng bảo hiểm có nhiều điểm mập mờ. |
Các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ mà diễn viên Ngọc Lan lựa chọn tham gia là sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo mở rộng, Sản phẩm bảo hiểm hỗ trợ chi phí nằm viện và sản phẩm bảo hiểm hỗ trợ chi phí phẫu thuật.
Đây là các sản phẩm bảo vệ thuần túy, phí bảo hiểm sẽ không được hoàn lại trong trường hợp khách hàng không xảy ra rủi ro. Việc lựa chọn tham gia các sản phẩm bổ trợ là trên cơ sở tự nguyện và theo nhu cầu của khách hàng.
Dự án của Novaland đang gặp vướng mắc gì?
Tập đoàn Novaland là chủ đầu tư hàng chục dự án bất động sản ở khu vực phía Nam. Hiện tại, nhiều dự án của doanh nghiệp này đang phải xây dựng cầm chừng vì gặp nhiều vướng mắc về tính tiền sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch… khiến Chính phủ yêu cầu lập tổ công tác để tháo gỡ.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho biết, thực tế có khoảng 70% dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc pháp lý. Đi đôi với tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính thì rất cần sớm khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý trong một số cán bộ công chức dẫn đến đùn đẩy hồ sơ lòng vòng, không dám đề xuất, không dám quyết định.
Những tỉnh thành tăng vượt bậc, rớt hạng mạnh nhất về năng lực cạnh tranh
Trong 10 năm qua, Đà Nẵng và Quảng Ninh luân phiên nhau giữ vị trí “quán quân” chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Năm 2022, nhiều “đầu tàu” kinh tế tụt hạng, nhưng một số địa phương đã bứt phá mạnh mẽ trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh.
Trong đó, Bắc Giang "nhảy" từ vị trí 31 lên thứ 2; Bà Rịa - Vũng Tàu từ 9 lên 4; Thừa Thiên Huế từ 8 lên 6. Nhiều địa phương từng ở vị trí gần cuối bảng năm vừa rồi có sức bật cao như Khánh Hoà (từ vị trí 44 lên 16); Hậu Giang từ 38 lên 12)...
Trong khi đó, 10 tỉnh thành rớt hạng mạnh nhất là TPHCM (số 14 tụt xuống 27); Hà Nội (từ 10 xuống 20); Đà Nẵng (từ 4 xuống 9)...
Thị trường cho thuê căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục tăng cao, nhiều người không đủ khả năng nên tìm sang nhà ngõ để giảm bớt gánh...
Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.
Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động đến tương lai việc làm của nữ lao động.
Một quan chức hàng đầu của Trung Quốc về thương mại quốc tế cho biết, bất chấp căng thẳng kinh tế và các rào cản thương mại gia tăng, Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ việc khai thác thị trường xuất khẩu của Mỹ.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa chuyển kiến nghị của các đơn vị kinh doanh vận tải taxi đến Cảng vụ hàng không Miền Nam xem xét giải quyết mức phí xe taxi vào đón khách ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Đơn vị chức năng vừa có đề xuất với lãnh đạo TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa về việc đầu tư gần 370 tỷ đồng để đấu nối tuyến đường lớn, 2 chiều, hiện đang bị tắc nhiều điểm ở trung tâm thành phố.
Giá tiêu hôm nay 11/10/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.
Ngày 4/6, Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 đã diễn ra phiên khai mạc tại Phú Quốc. Đây là sự kiện thường niên và quan trọng nhất trong cơ chế hợp tác Hải quan ASEAN, với sự tham dự khoảng 100 đại biểu. Hội nghị lần này quyết định phương hướng hợp tác hải quan trong thời gian tới, đặc biệt là thông qua Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan (SPCD) giai đoạn 2026-2030.
Dù đã bước vào mùa cao điểm chuẩn bị hàng Tết, nhưng tình trạng ế ẩm tại chợ sỉ lẫn chợ lẻ vẫn kéo dài, cảnh đóng sạp, đìu hiu, vắng khách chưa chấm dứt. Tiểu thương phải nghĩ ra đủ cách nhằm 'giết thời gian', cho đỡ buồn.