Cạnh tranh lợi ích kinh tế và địa chính trị với khu vực Bắc Cực - nơi băng đang tan nhanh - có thể sớm dẫn tới xung đột giữa những lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới.
Công ty bảo hiểm có trụ sở tại Zurich, Thuỵ Sĩ Swiss Re AG cho biết, tác động của biến đổi khí hậu đang làm tan chảy vùng Bắc Cực với tốc độ nhanh gấp 3 lần so với phần còn lại của thế giới. Điều này mở ra các tuyến đường thương mại và cơ hội kinh tế mới trong khu vực.
Diễn biến này có ý nghĩa chiến lược với Nga, Mỹ và các thành viên khác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Mỹ - tổ chức vốn đang xây dựng năng lực phòng thủ sau xung đột Nga - Ukraina tháng 2.2022.
Báo cáo Sonar hàng năm của Swiss Re cho biết: “Việc gia tăng đồng thời về lợi ích kinh tế, thay đổi môi trường và căng thẳng địa chính trị khiến Bắc Cực trở thành điểm nóng cho những rủi ro mới nổi và tích lũy rủi ro tiềm tàng”.
Báo cáo xác định, băng vĩnh cửu ở cực đang tan chảy và xác định những tác động chiến lược của vấn đề này trong danh sách 13 rủi ro mới mà hành tinh phải đối mặt.
Phân tích của Swiss Re cũng liệt kê sự xuất hiện của AI tạo sinh và các mối quan hệ địa chính trị đang rạn nứt có khả năng gây tác động lớn về tài chính, danh tiếng hoặc quy định với các doanh nghiệp. AI tạo sinh đề cập đến các thuật toán có thể tạo nội dung mới từ văn bản và âm thanh đến hình ảnh và video.
Trong 26 năm qua, sự phối hợp quốc tế ở vùng Bắc Cực được 8 thành viên của Hội đồng Bắc Cực - Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Iceland - điều hành.
Tuy nhiên, liên minh này bị gián đoạn sau xung đột Nga - Ukraina, với việc 7 thành viên của Hội đồng Bắc Cực đình chỉ hợp tác với Nga. Theo Swiss Re, điều này có thể tạo ra những bất ổn mới trong quản trị, quy định và pháp lý.
Về phần mình, Nga coi băng tan ở Bắc Cực là “mối đe dọa phòng thủ”, nhất là sau khi Phần Lan gia nhập NATO và Thuỵ Điển đang trong quá trình chờ gia nhập. Báo cáo cũng ước tính nguy cơ ở mức độ trung bình là một cuộc xung đột như vậy sẽ xuất hiện trong 3 năm tới.
Theo báo cáo, băng vĩnh cửu tan chảy và nước biển dâng cao cũng làm tăng rủi ro môi trường với các doanh nghiệp trong khu vực. Ngoài ra, các chất thải độc hại và chất thải hạt nhân trong băng ở Bắc Cực có thể được giải phóng, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Tiếp Tổng Thư ký OIF và Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định ủng hộ những nỗ lực của OIF trong thúc đẩy sử dụng tiếng Pháp, đa dạng văn hóa cũng như thúc đẩy hợp tác kinh tế trong không gian Pháp ngữ.
Động đất mạnh 5,7 độ richter đã xảy ra ở khu vực biên giới Myanmar - Trung Quốc ngày 17.11.
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố đang theo đuổi việc chế tạo một quả bom hạt nhân mạnh gấp 24 lần so với quả bom được thả xuống Hiroshima ở Nhật trong Thế chiến thứ hai.
Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ chủ tịch nước lần thứ ba liên tiếp đang bị phủ bóng bởi diễn biến bất ngờ liên quan người mà ông sắp gặp tại Điện Kremlin: Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cháy lớn tại căn nhà 3 tầng ở quận Bình Thạnh, TPHCM 2 người nghi mắc kẹt bên trong, lực lượng chức năng đang nỗ lực giải cứu.
Hà Nội - Nhiều vạch kẻ đường dành cho người đi bộ tại các tuyến đường như Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công,... đang không phát huy...
Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh được xây dựng trên khu đất rộng hơn 19.000 m2 tại thôn Viêm Xá (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh), nơi khởi tổ của dân ca quan họ Bắc Ninh. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 240 tỷ đồng, khánh thành năm 2019.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, từ trước đến nay và kể cả sau này, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ...
Dự án khu phức hợp Hòa Bình Green Đà Nẵng của công ty ông Nguyễn Hữu Đường (đại gia Đường 'bia') xây sai phép từ năm 2019.