Tại sao chuyến thăm Ai Cập của Thủ tướng Narendra Modi lại quan trọng?

11:00 18/06/2023

Sau Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ thăm Cairo từ ngày 24-25/6. Chuyến đi diễn ra vào thời điểm Ai Cập quan tâm đến việc gia nhập BRICS và giảm bớt sự phụ thuộc vào phương Tây.

Thủ tướng Narendra Modi đón Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi với tư cách là khách chính trong lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ vào tháng 1/2023. (Nguồn: PTI)
Thủ tướng Narendra Modi đón Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi với tư cách là khách chính trong lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ vào tháng 1/2023. (Nguồn: PTI)

Tuần tới sẽ là một tuần bận rộn đối với Thủ tướng Narendra Modi. Ông sẽ đến Mỹ vào ngày 20/6, hội đàm với Tổng thống Joe Biden và ký kết các thỏa thuận quan trọng.

Sau đó, nhà lãnh đạo Ấn Độ sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Ai Cập. Theo thông báo ngày 17/6 của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông dự kiến có các cuộc gặp song phương với Tổng thống nước chủ nhà Abdel Fattah El-Sisi và các quan chức cấp cao, giao lưu với các nhân vật nổi tiếng của Ai Cập và gặp gỡ cộng đồng Ấn kiều tại đây.

Sự bổ sung có giá trị

Thông báo về chuyến thăm của người đứng đầu chính phủ Ấn Độ được đưa ra ngay sau khi Ai Cập chính thức nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS). Quốc gia Bắc Phi này cũng có kế hoạch từ bỏ đồng USD trong giao dịch với các quốc gia BRICS, một động thái hứa hẹn hợp tác kinh tế lớn hơn.

BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) là một trong những nhóm nền kinh tế quan trọng nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30% quy mô nền kinh tế toàn cầu, 26% diện tích lãnh thổ thế giới và 43% dân số thế giới, cũng như sản xuất hơn 1/3 sản lượng ngũ cốc toàn cầu.

Việc Ai Cập sẵn sàng giảm sự phụ thuộc vào đồng USD phù hợp với tầm nhìn của BRICS nhằm thúc đẩy các loại tiền tệ thay thế trong thương mại quốc tế.

Khi Cairo tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nền kinh tế mới nổi, chuyến thăm của Thủ tướng Modi có ý nghĩa quan trọng. Dự kiến hai bên sẽ bàn thảo về hợp tác quốc phòng, giáo dục và việc Ai Cập xin gia nhập BRICS.

Theo một bài báo trên Financial Express, Ai Cập được kỳ vọng sẽ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và quyền kiểm soát chiến lược đối với Kênh đào Suez. Những điều này sẽ khiến việc bổ sung Ai Cập vào khối trở nên có giá trị.

Bài báo nêu rõ: “Gia tăng thương mại và đầu tư giữa Ai Cập và các nước BRICS có thể góp phần phát triển kinh tế và thúc đẩy hợp tác lớn hơn trong nhóm… Hơn nữa, việc Ai Cập đăng ký tham gia BRICS có thể ảnh hưởng đến nhận thức của các quốc gia khác ở Trung Đông và châu Phi đối với khối”.

Tạo động lực mới

Trong khi Thủ tướng Modi mới khởi động chuyến công du đến Ai Cập thì Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi đã có "hành trang" 3 lần thăm đất nước sông Hằng kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2014.

Đó là lần tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Ấn Độ-châu Phi lần thứ ba tại New Delhi vào tháng 10/2015, chuyến thăm song phương vào năm 2016 và gần đây nhất là cương vị khách chính tại lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ vào tháng 1/2023.

Thủ tướng Modi thể hiện nỗ lực xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với Ai Cập, thậm chí mời ông El-Sisi làm khách mời đặc biệt tại Hội nghị thượng đỉnh G20 do nước này đăng cai vào tháng 9 tới.

Vào tháng Giêng vừa qua, Ấn Độ và Ai Cập quyết định nâng quan song phương lên cấp độ đối tác chiến lược. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vinay Kwatra, quan hệ đối tác bao gồm 4 thành tố: chính trị, quốc phòng và an ninh; kinh tế; khoa học và học thuật; và văn hóa, giao lưu nhân dân.

Quyết định mời Tổng thống El-Sisi đến Ấn Độ là một phần trong nỗ lực không ngừng của New Delhi nhằm tăng cường quan hệ với Cairo.

Theo trang FirstPost, Ấn Độ muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Nam bán cầu (Golbal South), bao gồm các quốc gia ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Ai Cập là một phần quan trọng trong đó.

Trước chuyến thăm cách đây nửa năm của Tổng thống Sisi, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Ai Cập Navdeep Suri chia sẻ với DD Ấn Độ rằng, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã không phát huy hết tiềm năng trong thời gian gần đây. New Delhi hiện đang nỗ lực tạo “động lực mới” cho mối quan hệ với một quốc gia “có vị trí địa chính trị quan trọng ở giữa châu Á và châu Phi”.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Ai Cập đã được củng cố dưới thời Thủ tướng Modi. Năm ngoái, cả Ngoại trưởng S Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh đều đến thăm Cairo.

Hai nước đang khám phá các cơ hội trong lĩnh vực năng lượng mới và năng lượng tái tạo, thương mại và đầu tư, giáo dục, du lịch và kết nối. Ai Cập mong muốn thành lập một cơ sở đào tạo như Học viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) trên lãnh thổ của mình.

Tại sao chuyến thăm Ai Cập của Thủ tướng Narendra Modi lại quan trọng?
Ai Cập quan tâm đến máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas của Ấn Độ. (Nguồn: AFP)

Trọng tâm trong chuyến thăm hồi tháng 9/2022 của Bộ trưởng Quốc phòng Singh là mở rộng các thỏa thuận quốc phòng song phương. Ai Cập thể hiện sự quan tâm đến một số công nghệ do Ấn Độ sản xuất như máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas, hệ thống tên lửa Akash và Vũ khí phòng không thông minh (SAAW) của Tổ chức Nghiên cứu & phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ.

Trong bối cảnh thiếu hụt lúa mì do xung đột Nga-Ukraine và hạn chế xuất khẩu ngũ cốc ở Ấn Độ vào năm ngoái, chính quyền Thủ tướng Modi đã dành ngoại lệ cho Ai Cập.

Thương mại song phương giữa hai nước gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2021-2022, lên tới 7,26 tỷ USD, tăng 75% so với giai đoạn 2020-21. Hơn 50 công ty Ấn Độ đầu tư khoảng 3,15 tỷ USD vào các lĩnh vực như hóa chất, năng lượng, dệt may, kinh doanh nông nghiệp, bán lẻ…

Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, New Delhi và Cairo có mối quan hệ thân thiện và nồng ấm, được đánh dấu bằng các mối liên kết văn minh, văn hóa và kinh tế cũng như mối quan hệ giao lưu nhân dân sâu sắc. Năm nay, hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1948-2023).

Trong bối cảnh đó, sự hiện diện lần đầu tiên của Thủ tướng Narendra Modi tại thủ đô Cairo kể từ khi nhậm chức vào năm 2014 được kỳ vọng làm gia tăng hàm lượng chiến lược trong quan hệ song phương.

Có thể bạn quan tâm
Tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ ném bom loạt mục tiêu tại Iraq, Syria

Tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ ném bom loạt mục tiêu tại Iraq, Syria

15:40 16/01/2024

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vị trí người Kurd ở miền bắc Iraq và Syria, sau những cuộc đụng độ tại biên giới khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng.

Lính trẻ Ukraine vui mừng vì luật huy động quân mới có hiệu lực

Lính trẻ Ukraine vui mừng vì luật huy động quân mới có hiệu lực

15:50 18/05/2024

Những người lính trẻ Ukraine đều ủng hộ luật huy động mới, khẳng định quân đội hiện cần tân binh hơn bao giờ hết.

Thiếu đạn pháo, lính Ukraine phải phụ thuộc UAV tự sát

Thiếu đạn pháo, lính Ukraine phải phụ thuộc UAV tự sát

13:20 13/01/2024

Tình trạng khan hiếm đạn pháo buộc nhiều đơn vị Ukraine dùng UAV tự sát để cầm chân lực lượng Nga, dù đây không phải biện pháp tối ưu.

Chiến thuật truyền thông giúp lữ đoàn Ukraine hút tân binh

Chiến thuật truyền thông giúp lữ đoàn Ukraine hút tân binh

06:40 26/06/2024

Dù quân đội Ukraine gặp khó khăn về tuyển quân, Lữ đoàn 3 vẫn thu hút nhiều tân binh nhờ hoạt động bài bản trong quảng bá hình ảnh.

Vụ tấn công khủng bố tại Nga: Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Vụ tấn công khủng bố tại Nga: Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

07:40 24/03/2024

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Chỉ huy Nga nói phi công Ukraine tránh đối đầu tiêm kích Su-35

Chỉ huy Nga nói phi công Ukraine tránh đối đầu tiêm kích Su-35

21:00 13/12/2023

Chỉ huy phi đoàn Su-35 Nga nói phi công Ukraine tránh đối đầu chiến đấu cơ của Moskva, do lo ngại năng lực vượt trội của tiêm kích đối phương.

Ngoại giao văn hóa, nghệ thuật 'sưởi ấm' quan hệ 2 'kỳ phùng địch thủ' Mỹ-Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa, nghệ thuật 'sưởi ấm' quan hệ 2 'kỳ phùng địch thủ' Mỹ-Trung Quốc

12:00 09/06/2024

Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu 'hạ nhiệt', hoạt động hợp tác, trao đổi nghệ thuật đang nổi lên là một cầu nối quan trọng giúp Washington và Bắc Kinh xích lại gần nhau.

Tin thế giới 15/8: Nga nói Ukraine ‘đã cạn kiệt’, Ba Lan duyệt binh quy mô lớn

Tin thế giới 15/8: Nga nói Ukraine ‘đã cạn kiệt’, Ba Lan duyệt binh quy mô lớn

21:40 15/08/2023

Nga phá hủy cơ sở sản xuất UAV của Ukraine, MFP phản đối đề xuất thủ tướng của Pheu Thai, chính quyền quân sự Niger triệu Đại sứ ở Bờ Biển Ngà… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Phiên tòa phơi bày những góc khuất của con trai ông Biden

Phiên tòa phơi bày những góc khuất của con trai ông Biden

05:30 07/06/2024

Hàng loạt bí mật của con trai Tổng thống Biden dần được phơi bày, khi các thành viên lần lượt ra tòa làm chứng trong vụ truy tố Hunter.

Co loi xay ra
Co loi xay ra