Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh nhóm HTS dẫn đầu liên minh lật đổ cựu tổng thống Assad, được bầu làm Tổng thống lâm thời Syria.
Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA hôm 29/1 dẫn lời quan chức quân đội Hassan Abdel Ghani cho biết ông Ahmed al-Shaara được bầu làm "Tổng thống lâm thời trong giai đoạn chuyển tiếp" và trở thành người đại diện cho Syria tại các diễn đàn quốc tế. Chưa rõ ông al-Shaara sẽ đảm nhận chức vụ này trong bao lâu.
Ông al-Shaara được giao nhiệm vụ thành lập Hội đồng lập pháp lâm thời cho đến khi Hiến pháp mới của Syria được thông qua. Quốc hội Syria dưới thời cựu tổng thống Bashar al-Assad và đảng Baath đã bị giải tán, trong khi Hiến pháp năm 2012 cũng không còn hiệu lực.
Thông báo được đưa ra trong hội nghị có sự tham gia của ông al-Shaara, Ngoại trưởng Asaad al-Shaibani và những người đứng đầu các phe phái vũ trang.
Ông Ghani thông báo mọi nhóm vũ trang tham gia chiến dịch lật đổ cựu tổng thống Assad đã bị giải tán. "Tất cả phe phái quân sự, tổ chức chính trị - dân sự sẽ bị giải thể và sáp nhập vào các thể chế nhà nước", ông Ghani cho hay.
Tổng thống lâm thời al-Shaara nêu các ưu tiên sắp tới của Syria là lấp đầy khoảng trống quyền lực, duy trì hòa bình cho người dân, thiết lập lại thể chế nhà nước và nỗ lực xây dựng nền kinh tế hướng tới phát triển. "Chúng ta có nhiệm vụ rất nặng nề và to lớn", ông nói.
Ông al-Shaara tháng trước cho biết có thể sẽ mất 4 năm trước khi Syria tổ chức bầu cử và cần tối đa 3 năm để nước này viết lại Hiến pháp.
Chính quyền mới ở Syria từng đề cập kế hoạch tổ chức hội nghị đối thoại toàn quốc với sự tham gia của mọi thành phần chính trị, song SANA thông báo của SANA không nhắc đến điều này.
Ahmed al-Shaara trở thành lãnh đạo Syria sau khi nhóm vũ trang Hayat Tahrir al-Sham (HTS) do ông lãnh đạo cùng các đồng minh lật đổ chính quyền cựu tổng thống Assad đầu tháng 12/2024.
HTS có nguồn gốc từ al-Qaeda và bị nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, coi là tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, lực lượng này gần đây theo đuổi đường lối ôn hòa hơn và cam kết bảo vệ các nhóm tôn giáo, sắc tộc ở Syria.
Sau khi ông Assad bị lật đổ, nhiều nhà ngoại giao phương Tây đã thăm Syria để kêu gọi tiến hành chuyển giao quyền lực một cách toàn diện.
Phạm Giang (Theo AFP, SANA)
Ngày 14/2 kênh RBC.ua dẫn nguồn Sở chỉ huy tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine đưa tin, tàu đổ bộ cỡ lớn Caesar Kunikov của Nga đã bị bắn chìm tại khu vực Alupka gần bờ biển Crimea. Con tàu đã bị tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) Magura V5.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/9.
Chiến dịch tranh cử của ông Biden khẳng định ông vẫn sẽ tiếp tục cuộc đua vào Nhà Trắng, bất chấp tỉ lệ ủng hộ của cử tri giảm.
Ngày 1/7, Roadshow Du lịch Iran-Đông Nam Á 2024 và Hội thảo Du lịch Iran-Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề 'Chào mừng đến Iran'.
Mỹ đã trao cho Australia cơ hội dẫn đầu một kế hoạch hợp tác an ninh mới tại Thái Bình Dương.
Ngày 27/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam-Lào.
Thủ đô Caracas và phần lớn Venezuela mất điện trong hôm 30-8, giữa lúc căng thẳng chính trị về sự kiện Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử.
Buổi sinh hoạt chuyên đề của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đã giúp tăng cường hơn nữa nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) từ 17-19/10, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm đã chia sẻ với TG&VN về tầm quan trọng của chuyến thăm ở khía cạnh song phương và đa phương.