Máy bay không người lái (UAV) cảm tử là một thứ vũ khí đáng sợ bậc nhất trong chiến tranh hiện đại.
Để đối phó hiệu quả với các loại UAV cảm tử nhỏ, quân đội nhiều nước đã phát triển nhiều hệ thống vũ khí khác nhau. Tuy nhiên, một số hệ thống vũ khí có giá quá đắt đỏ, trong khi một số khác tuy hiện đại nhưng lại không mang lại hiệu quả phòng thủ trước các cuộc tấn công của UAV.
Đây là vấn đề khiến nhiều nước đau đầu vì chính những UAV cỡ nhỏ này lại có thể phá hủy những hệ thống vũ khí tối tân, đắt tiền hoặc các cơ sở mặt đất quan trọng.
Để đạt được hiệu quả trong việc phòng thủ trước các cuộc tấn công của UAV, súng máy phòng không truyền thống có thể là một giải pháp hiệu quả, hiện đang được sử dụng tại một số nơi trong cuộc xung đột Nga-Ukraina.
ArmyInform đưa tin, Lữ đoàn cơ giới 30 của Ukraina hiện đang sử dụng ZU-23-2 - súng máy phòng không truyền thống để đối phó với các cuộc tấn công của UAV Lancet, một loại UAV tân tiến của Nga. Chiến thuật này đang tỏ ra hiệu quả ở mức độ nhất định.
ZU-23-2 là loại súng máy hai nòng cỡ lớn 23mm, đã có lịch sử chiến trận từ thập niên 1960. Với băng đạn dài, ZU-23-2 có thể tấn công các mục tiêu bay và máy bay từ khoảng cách lên tới 2,5km. Mẫu súng phòng không này nặng gần một tấn và cần hai người để vận hành nó: Một xạ thủ và một chỉ huy.
Với tốc độ bắn 400 lần 1 phút, ZU-23-2 có thể bắn liên tục 2.000 viên đạn chỉ trong vòng 5 phút. Thiết kế hai nòng cho phép ZU-23-2 bao phủ hỏa lực trên một vùng trời rộng lớn, những mục tiêu nhỏ như UAV Lancet cũng không ngoại lệ.
ZU-23-2 từng được sử dụng hiệu quả trong việc phòng thủ máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu, nhưng giờ nó đang tỏ ra khá thích hợp để tiêu diệt các thiết bị bay không người lái.
Bên cạnh các ưu điểm đó, loại súng phòng này vẫn có một số nhược điểm nhất định. Một trong số đó là hiệu suất chiến đấu không ổn định trước UAV, do các thiết bị bay không người lái hiện đại có tốc độ cao và kích thước khá nhỏ, khó bị phát hiện.
Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những phương pháp chống UAV hiệu quả nhất trong trường hợp thiếu thốn các thiết bị phòng thủ công nghệ cao.
Theo thông tin từ Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, Đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới đã đón lượng khách du lịch kỷ lục...
Một ngư dân tại thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, TT-Huế) trong lúc đánh bắt thủy sản ở đầm phá bất ngờ phát hiện một cá thể rùa biển bị mắc vào lưới đáy.
Rùa biển quý hiếm xuất hiện tại vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) Anh Ngô Gia Mạnh (20 tuổi) ở xã Đông Tiến (huyện Cô Tô, Quảng Ninh) là người đầu tiên phát hiện rùa biển quý hiếm khi cùng nhóm bạn đi thuyền ra bãi biển Đông, thuộc đảo Cô Tô con, xã Đồng Tiến. Anh Ngô Gia Mạnh cho biết, rùa nặng khoảng 20 kg, ngoi lên mặt nước 3 lần và lần lâu nhất ở trên mặt nước khoảng 15 phút. Hình ảnh cùng các đoạn video được nhóm ghi lại và đăng trên mạng...
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tập trận chung ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên gọi các nước này là “trùm băng đảng” làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Theo chuyên gia an ninh mạng, hiện các đối tượng lừa đảo đã biến tướng sang hình thức giả cuộc gọi chuẩn hoá thuê bao để lừa thu thập thông...
Tổ chức Công viên Động vật học của Thái Lan (ZPO) đã ký thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội Vườn thú Việt Nam để tăng số lượng sếu đầu đỏ phương Đông tại Việt Nam.
TP Sơn La vừa triển khai cung cấp hệ thống wifi miễn phí tốc độ cao tại khu vực Quảng trường Tây Bắc, đáp ứng lượng truy cập cùng lúc...
Ấn Độ sở hữu cây cầu đường sắt cao nhất thế giới, cao hơn tháp Eiffel khoảng 29 mét.
Sâu hoắm, lụp xụp, nhếch nhác, vắng như chùa bà đanh - là những từ miêu tả của tiểu thương về khu chợ tạm Phú Đô nằm trên địa bàn...