Theo chuyên gia an ninh mạng, hiện các đối tượng lừa đảo đã biến tướng sang hình thức giả cuộc gọi chuẩn hoá thuê bao để lừa thu thập thông tin cá nhân của người dùng, từ đó bán kiếm lời hoặc sử dụng xây dựng các kịch bản lừa đảo tiếp theo để chiếm đoạt tiền.
Tái diễn cuộc gọi dọa khóa thuê bao
Đang trong giờ làm việc, anh Trần Văn Tuấn (30 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) nhận được cuộc điện thoại từ đầu số +1199350895xx của một người tự xưng là cán bộ Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT).
Anh Tuấn cho biết, người này yêu cầu anh phải cung cấp họ tên, số chứng minh nhân dân… để chuẩn hóa thông tin thuê bao, nếu không thực hiện sẽ bị khóa SIM sau 2 tiếng nữa.
"Người này giới thiệu với tôi đang làm việc ở Phòng Thông tin của Bộ TTTT. Nhưng sau khi liên tục bị tôi chất vấn làm gì có Phòng Thông tin thì đối tượng này lập tức cúp máy" - anh Tuấn nói.
Trước đó, anh Tuấn cũng nhận được một cuộc điện thoại tự xưng là nhân viên nhà mạng thông báo thuê bao của anh sắp bị khóa. Thời điểm này, SIM của anh vẫn chưa chuẩn hóa thông tin cá nhân.
"Đối tượng sau đó yêu cầu tôi cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa" - anh Tuấn nói.
Khi anh Tuấn từ chối cung cấp, đối tượng này liên tục đưa ra nhiều lời đe dọa về việc thuê bao sẽ bị khóa và yêu cầu người dùng này làm theo hướng dẫn.
"Do đã nhận được cảnh báo từ Cục Viễn thông, Bộ TTTT và các nhà mạng nên tôi không muốn đôi co thêm với đối tượng này, và tất nhiên chẳng có chuyện khóa SIM nào xảy ra cả" - anh Tuấn cho biết.
Còn với trường hợp của chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (25 tuổi, Đô Lương, Nghệ An), dù không hề có sai sót trong cơ sở dữ liệu dân cư nhưng chị vẫn nhận được cuộc gọi từ số lạ thông báo điện thoại của chị sẽ bị khóa nếu không kịp thời cập nhật thông tin cá nhân.
Cuộc gọi cũng yêu cầu người dùng này phải cung cấp nhiều thông tin cá nhân như số căn cước công dân, họ tên đầy đủ, đồng thời gửi đường dẫn yêu cầu truy cập để bổ sung thông tin.
Cảnh giác để tránh sập bẫy
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT) cho biết, hình thức lừa đảo "khóa thuê bao điện thoại" để thu thập thông tin của người dùng không mới, từng được cơ quan này cảnh báo trước đây.
Theo VNCERT/CC, sau khi người dùng cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng mạo danh, chúng sẽ tiếp tục hướng dẫn người dùng thực hiện một số bước tiếp theo như: thực hiện các cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi...
Khi đã chiếm được quyền nhận cuộc gọi, các đối tượng sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội… của nạn nhân và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP.
Từ đó, chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, kiểm soát chiếm đoạt tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.
Nhằm hạn chế việc một số đối tượng lợi dụng việc doanh nghiệp thông báo (nhắn tin, gọi điện) đề nghị người sử dụng chuẩn hóa thông tin để thực hiện các hành vi mạo danh lừa đảo, quảng cáo vi phạm pháp luật, Cục Viễn thông, Bộ TTTT cũng đã công bố các kênh chính thức về chuẩn hóa thông tin thuê bao của 7 nhà mạng.
Cơ quan này cũng đề nghị người dân chỉ thực hiện theo thông báo cập nhật từ các kênh chính thức của nhà mạng cho mục đích nhắn tin, gọi điện đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao.
Theo các chuyên gia bảo mật, gần đây các đối tượng lừa đảo đã biến tướng sang hình thức giả cuộc gọi chuẩn hoá thông tin để lừa thu thập thông tin cá nhân của người dùng.
Theo đó, các đối tượng lừa đảo sử dụng phần mềm chuyên dụng như một dạng voice bot. Phần mềm này kết nối với modem có khả năng cắm nhiều SIM, từ đó thực hiện các cuộc gọi tự động đến máy của người dùng.
Với cách này, các đối tượng lừa đảo sẽ thực hiện được nhiều cuộc gọi hơn và không mất chi phí thuê nhân sự gọi điện.
Khi người dùng nhấc máy, chúng sẽ phát các đoạn đã thu âm từ trước, doạ khóa thuê bao người dùng và yêu cầu cung cấp thông tin để chuẩn hoá, qua đó đánh cắp thông tin.
Những thông tin này sẽ được các đối tượng thu thập để bán kiếm lời hoặc sử dụng xây dựng các kịch bản lừa đảo tiếp theo để chiếm đoạt tiền.
Để phòng tránh, các chuyên gia khuyến nghị người dùng nên chủ động kiểm tra thông tin đã chuẩn hóa hay chưa thông qua các công cụ, hướng dẫn từ nhà mạng. Không thực hiện theo các yêu cầu khi nghe cuộc gọi từ số điện thoại lạ...
UBND TP Đà Nẵng được trao giải thưởng tại hạng mục 'Top tổ chức, địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi...
Sinopec đã khoan được dầu khí ở giếng siêu sâu, thuộc một trong những mỏ dầu khí sâu nhất thế giới ở lưu vực Tarim của Trung Quốc.
Trông chờ vào may rủi hay làm theo những mẹo 'đi đường tắt' như khoanh lụi thiếu khoa học trong ôn tập sẽ không giúp thí sinh đạt điểm cao...
Dự án truyền tải điện một chiều UHV 800 kilovolt Kinh Sơn-Hồ Bắc kéo dài 1.901km, đây là dự án truyền tải điện một chiều UHV ở độ cao nhất thế giới so với mặt biển.
Giám đốc Cơ quan vũ trụ liên bang Nga, ông Yury Borisov, cho biết các hệ thống tên lửa Sarmat tiên tiến đã được đưa vào trực chiến.
Hà Tĩnh - Một cá thể kỳ đà hoa thuộc loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm bò vào trụ sở phường Hà Huy Tập (thành phố Hà...
Hoá thạch của 2 loài khủng long , bao gồm loài thằn lằn bay nổi tiếng trong các phim về khủng long và loài được cho là có liên hệ...
Ngày 1.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức khai trương tuyến tàu điện ngầm Big Circle Line (BCL - Vành đai lớn) dài nhất thế giới ở thủ...
Nga công bố những hình ảnh chưa từng thấy về vụ tai nạn máy bay khiến nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin tử nạn năm 1968.