Kết hôn đã lâu nhưng không dám sinh con, nếu đã có một con thì không dám sinh thêm hoặc liền tìm đến các phương pháp triệt sản là chuyện thực tế của nhiều cặp đôi trẻ ở TP.HCM.
Sinh con, nuôi con thời nay có gì mà khiến nhiều người trẻ "khiếp vía" đến thế?
Từ miền Tây lên TP.HCM lập nghiệp, anh Khang (32 tuổi) và chị Lan (28 tuổi, trọ quận Bình Tân) bén duyên rồi kết hôn hồi năm 2020. Đầu tháng 12 năm ngoái, chị Lan sinh đứa con đầu lòng, sau gần 4 năm kế hoạch.
Theo anh Khang, ngày con chào đời, khoảnh khắc con cất tiếng khóc là ngày anh hạnh phúc nhất. "Nhưng đó cũng là khoảnh khắc bắt đầu chuỗi ngày áp lực của hai vợ chồng", anh Khang bộc bạch.
Từ ngày mang thai, các cơn ốm nghén, một lần động thai cùng vạn lý do khác khiến chị Lan gần như phải ngồi yên một chỗ để dưỡng thai. Vợ bầu cần ăn uống chất lượng hơn, thăm khám thai cũng nhiều hơn, trong khi đã mất một đầu lương nên mọi áp lực đổ dồn lên vai anh.
Nội ngoại đều ở xa, đã già nên gần như hai vợ chồng anh chị phải tự túc chăm con. Ngoài thời gian làm công nhân ở công ty, thời gian tăng ca, anh Khang phải đăng ký chạy xe ôm để có thêm tiền.
Thương vợ lọ mọ một mình chăm con suốt ngày, đêm về anh cũng gắng gượng để phụ thêm. "Nói thì tội con, nhưng thực sự tôi rất áp lực. Chắc một lần này rồi thôi, khiếp rồi", anh trải lòng.
Vợ chồng anh Đình Trọng, chị Như Ngọc (cùng 32 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) cũng đang chật vật trong chuỗi ngày thức đêm thức hôm chăm con mọn.
Lương thợ hồ của anh Trọng tùy thuộc vào chuyện nắng mưa. Tháng nào nắng đều, việc nhiều, làm đều công thì lương mới được chừng 10 triệu đồng.
Tháng nào mưa nhiều, đau ốm hay nhà thầu không có việc thì xem như "đói meo". Đồng nghĩa với việc tháng đó hai vợ chồng anh buộc phải tằn tiện hết sức. Việc anh gọi điện cho chủ trọ xin nợ tiền nhà cũng vì thế diễn ra thường xuyên.
"Giờ biết sao được, hai vợ chồng chỉ biết dặn nhau một đứa rồi thôi. Thời này chăm con khổ quá, chẳng dám đèo bồng thêm, khác xưa nhiều lắm rồi", anh Trọng nói.
Từ ngày có con đầu lòng đến nay đã 10 năm, cũng là ngần ấy thời gian anh Trí Dũng (ngụ quận Tân Bình) kiêm luôn việc "xe ôm" đưa con đến trường. Việc được đồng hành cùng con trên chặng đường đến trường rất hạnh phúc. Nhưng với tình hình giao thông ở TP.HCM ở hiện nay, đặc biệt là trục đường Cộng Hòa mà mỗi sáng chiều hai bố con anh phải vượt qua, dần dần trở thành áp lực. Những hôm trời mưa lớn hay có tai nạn, hai bố con chật vật nhích từng tí một để về đích.
Anh Dũng kể, ngoài chi phí ăn, uống sữa và đi học của con mỗi tháng đã không dưới 8 triệu đồng. Đó gần như là những chi phí cố định, thiết yếu rồi. "Đó là chưa kể đến khoản học thêm học bớt. Mình cũng hạn chế lắm nhưng đâu phải ít", anh Dũng nói.
Vừa trò chuyện, chị Hồng Quyên (ngụ quận Tân Phú) nói luôn "đã lâu rồi việc sinh con không còn là mục tiêu nữa". Ngày sinh đứa con trai đầu lòng, vợ chồng chị đã bàn tính nhau để thực hiện các biện pháp triệt sản.
"Nuôi một đứa thôi đã đọa rồi, thêm chi nữa. Một đứa thì sẽ có điều kiện hơn để con phát triển, mình cũng có không gian hơn, đỡ áp lực hơn", chị Quyên tâm sự.
Ở vỉa hè của một ngã ba trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ.
Lần đầu biết căn nhà số 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập, Quốc Bảo liền rủ bạn bè đến, sáng 24/8.
Thành Đoàn TP.HCM vừa phát động cuộc thi 'Ý tưởng, dự án tình nguyện' năm 2024, kỳ vọng tìm kiếm ý tưởng khả thi cho chương trình, chiến dịch tình nguyện hè.
Sáng 5/9, các nữ sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM) rạng ngời khi khoác lên bộ áo dài duyên dáng trong ngày khai giảng năm học mới.
Sáng 18/5, tại thành phố Sa Đéc, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Đồng Tháp phối hợp Sở NN&PTNT Đồng Tháp tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).
Tết đã là một biểu tượng của thời gian, khi được mở đầu một năm mới, sự kiện này đã mặc nhiên bao gồm rất nhiều thứ được lấy làm...
Các nhà khoa học đã giải mã bí ẩn về xác ướp người phụ nữ được cho là 'ma cà rồng ngoài đời thật' chết cách đây 350 năm với chiếc lưỡi liềm vắt ngang cổ.
Và cũng giống món bánh gối của Việt Nam thường gắn liền với lứa tuổi học sinh, sinh viên, đối với hầu hết người dân Nga, chebureki gắn liền với tuổi thanh xuân của một thế hệ.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), tuổi trẻ Công an Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, hướng về cộng đồng.