Sống ở đáy sông: Nổi chìm ai tỏ?

07:20 05/02/2024

TP - Trầm mình dưới sông, kênh, mương hàng giờ đồng hồ, những người đàn ông trung niên chuyền từng thùng đất dưới mương lên bờ để đắp vào gốc chuối. Họ là những thợ lặn đất ở miền Tây, bao năm vẫn gắn bó với cái nghề gian khổ này vì miếng cơm manh áo, vì lo cho con cái học hành…

“Khô áo là hết tiền

Hơn 9 giờ sáng một ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, chúng tôi có mặt tại phường Trung Nhứt (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Từ nhà của chủ vườn, men theo bờ mương mấy trăm mét là đến nơi nhóm thợ lặn đất đang hành nghề. Những người đàn ông chuyền từng thùng đất dưới mương lên bờ rồi đắp vào gốc chuối, ai nấy người ướt đẫm.

Đang lặn ngụp mò đất dưới mương, ông Trương Văn Bê (quê ở xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) ngước lên, đưa tay vuốt mặt: “Thấy cực khổ vậy chứ buông ra khô áo là hết tiền, đói ngay chú ơi!”. Chạm tuổi 60, với thâm niên 30 năm hành nghề, ông Bê là trưởng nhóm thợ lặn đất ở đây. Vườn chuối này chủ mới trồng khoảng 2 tháng, nhóm ông Bê được thuê lặn đất đắp gốc cho chuối phát triển. Nhóm bắt đầu nhận việc từ 1 tuần nay, dự kiến khoảng 25 tháng Chạp thì xong. Tiền công mỗi người nhận được từ 200-300 nghìn đồng mỗi ngày.

Theo dây chuyền, người ngâm mình dưới mương lặn múc từng thùng đất chuyền cho người kế bên và người cuối cùng đem thùng đất đắp vào gốc cây, xong cây này thì chuyển sang cây khác, rồi họ đổi chỗ cho nhau để giữ đều sức. “Trời cuối năm buổi sáng cũng hơi se lạnh. Lúc đầu xuống cũng run người nhưng làm một hồi “nóng máy” nên hết lạnh. Gần Tết ít người kêu lắm, có mối là mừng rồi”, ông Bê nói khi vừa múc lên thùng đất từ đáy mương.

Gần giữa trưa, cả nhóm lên bờ nghỉ giải lao, người châm điếu thuốc, người tranh thủ bắt vài con ốc dưới mương lên, lấy nắm lá khô đốt nướng ăn lót dạ. Họ là những người đàn ông đứng tuổi (người ít nhất cũng trên 40, cao nhất đã 63 tuổi), hầu hết không có ruộng đất, rày đây mai đó trên chiếc xe đạp cũ kỹ buộc chiếc thùng là dụng cụ hành nghề phía sau. Cứ thế, họ đạp xe khắp nơi, thường lặn múc đất dưới sông, rạch hoặc tại những mương nước của vườn cây ăn trái...

Tiền Phong Nhóm của ông Trương Văn Bê đang lặn đất đắp gốc chuối cho chủ vườn ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. ẢNH: HÒA HỘI 1

Nhóm của ông Trương Văn Bê đang lặn đất đắp gốc chuối cho chủ vườn ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. ẢNH: HÒA HỘI

Tiền Phong 1

Ông Võ Văn Vĩnh, thành viên trong nhóm với 20 năm trong nghề cho biết, buổi sáng, vợ ông dậy sớm chuẩn bị cơm nước để ông mang theo ăn. Cả nhóm hẹn nhau tập trung tại một điểm trong xã rồi xuất phát, mỗi người mỗi xe, đồ nghề buộc phía sau. “Hôm nào làm gần nhà thì sáng mới tập trung, còn làm ở xa hay sang tỉnh khác đạp xe vài chục cây số thì phải thức dậy từ 3 - 4 giờ sáng để kịp đến nơi làm việc, đặc biệt tranh thủ lúc nước ròng cho dễ lấy đất” - ông Vĩnh chia sẻ.

Vết sẹo thời gian

Theo những thợ lặn đất, nghề này rất nhọc nhằn và đối mặt nhiều nguy hiểm vì phải ngâm mình dưới nước nhiều giờ đồng hồ. Ô nhiễm, gai góc dưới lớp sình bùn rách chân là chuyện thường ngày, chân ai cũng có những vết sẹo do bị cào xước.

“Hôm đó, cũng lặn đất trong vườn đắp gốc mận, đang làm thì bị gai cá trê đâm vào chân đau điếng, nhức cả ngày” - ông Vĩnh chỉ tay vào chân còn sẹo sau lần lặn đất bên cù lao Tân Lộc mấy tháng trước.

Tiền Phong Ông Võ Văn Vĩnh tranh thủ nướng ốc ăn đỡ đói. ẢNH: HÒA HỘI 1

Ông Võ Văn Vĩnh tranh thủ nướng ốc ăn đỡ đói. ẢNH: HÒA HỘI

Với thâm niên hàng chục năm trong nghề, trưởng nhóm Trương Văn Bê không nhớ nổi bao nhiêu lần bị cào xước, để lại sẹo, từ gai cá trê đâm đến mảnh chai, mảnh ly, vết này chưa lành đã đến vết khác. Có lần bị cắt đứt ngón chân, nghỉ gần nửa tháng chưa lành hẳn nhưng hết tiền phải đi làm tiếp. Xuống nước rồi lại bị nhiễm trùng cũng đành chịu.

“Ngán nhất là lặn ở dưới nhà sàn trên sông, họ vứt đủ thứ xuống, dưới nước thì biết đâu mà tránh. Lúc đó chỉ nghĩ lo múc cục đất lên để kiếm tiền nuôi vợ con nên không quan tâm gì cả” - ông Bê chia sẻ.

Với các thợ lặn đất, ai kêu là làm, làm riết thành quen, thành cái “nghiệp”, chuyển sang nghề khác cũng khó, xin vào công ty, xí nghiệp cũng khó vì lớn tuổi không ai nhận. Ông Lê Văn Cập (53 tuổi, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) chia sẻ, làm nghề này cực nhất là lúc nước sâu, lặn mệt. Thường vào tháng 2, tháng 3 âm lịch nước cạn dễ làm, còn tháng 5, tháng 6 trở lên, nhất là vào mùa lũ nước lớn rất lạnh. Chưa kể, trời mưa trời gió, lạnh lẽo cũng phải cố gắng làm chứ không thì đói.

Tiền Phong Nhóm thợ bê từng thùng đất từ đáy sông 1

Nhóm thợ bê từng thùng đất từ đáy sông

Gia đình không ruộng đất, năm nay 48 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Kè đã có thâm niên gần 30 năm hành nghề lặn đất. Hai người con của ông chưa học hết cấp 2 cũng nghỉ để đi làm thuê.

“Làm còn không đủ ăn, ngày nào ăn ngày đó, khô áo là hết tiền thì lấy đâu cho con học lên. Nghề này bấp bênh, có khi đạp xe mấy chục cây số từ tỉnh này sang tỉnh khác, thậm chí có khi cả nhóm đạp mấy ngày trời không ai kêu thì lấy đâu ra tiền, lỗ tiền ăn uống” - ông Kè than thở.

Cũng hoàn cảnh “không cục đất chọi chim”, ông Lê Văn Học (58 tuổi) gắn bó với nghề lặn đất từ năm 27 tuổi. Ông có 3 người con thì chỉ có người con gái út hiện đang học lớp 9, hai con trai không đi học, cũng không chịu theo nghề của cha mà đi làm thuê rồi lập gia đình, có vợ con nhưng cuộc sống khó khăn, làm không đủ ăn. Một người con lâm cảnh vợ chồng hục hặc rồi người vợ bỏ đi, ở nhà không việc làm nên bỏ lên TPHCM làm thuê, để lại cháu nội cho vợ chồng ông Học chăm sóc…

“Nhiều đêm trằn trọc, thức trắng không ngủ được vì lo. Nếu mình không còn sức làm nổi thì lấy đâu lo cho vợ con. Tương lai của con cái hổng biết sao nữa, hay cứ tiếp tục đạp xe chở lủng lẳng cái thùng đi lặn mò đất như cha của nó cả đời vẫn không khá nổi…”, thợ lặn đất Lê Văn Cập

Gần giữa trưa, mặt trời đứng bóng, nhóm thợ lặn đất mỗi người mang theo bọc cơm, chai nước lên bờ tìm chỗ râm mát để ăn trưa. Cơm trắng, người thì con cá chiên, người mang theo vài ba con cá kho, chan nước lạnh cho dễ nuốt. Với họ, có gì ăn nấy cho đỡ đói, hiếm khi có bữa cơm đầy đủ. Hơn nữa, làm xa ngoài đồng nên chủ vườn ít khi mang nước cho uống nên ai nấy tự mang nước theo. Ăn trưa, nghỉ ngơi chút rồi tranh thủ làm tiếp rồi còn đạp xe về nhà, hôm sau lại tiếp tục…

“Nhiều đêm trằn trọc, thức trắng không ngủ được vì lo. Nếu mình không còn sức làm nổi thì lấy đâu lo cho vợ con. Tương lai của con cái hổng biết sao nữa, hay cứ tiếp tục đạp xe chở lủng lẳng cái thùng đi lặn mò đất như cha của nó cả đời vẫn không khá nổi…”, ông Lê Văn Cập nói rồi trầm ngâm, hít hơi thuốc rất sâu, đôi mắt đỏ hoe nhìn về xa thẳm.

Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục giải quyết tin báo tội phạm vụ chuyển nhượng 'đất vàng' ở Phú Yên

Tiếp tục giải quyết tin báo tội phạm vụ chuyển nhượng 'đất vàng' ở Phú Yên

16:00 21/04/2023

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên phục hồi giải quyết tin báo tội phạm liên quan vụ giao, cho chuyển nhượng lô 'đất vàng' A2 đường Hùng Vương (TP Tuy Hòa) trái pháp luật.

Bắc Ninh: Cháy lớn tại cửa hàng tạp hóa, hai bố con tử vong

Bắc Ninh: Cháy lớn tại cửa hàng tạp hóa, hai bố con tử vong

13:20 29/08/2023

Theo thông tin ban đầu, khoảng 3h46 ngày 29/8, trên địa bàn phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra vụ cháy tại một cửa hàng kinh doanh tạp hóa. Kiến ThứcHiện trường nơi xảy ra vụ cháy.1 Ngay sau đó, các lực lượng chức năng gồm: Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Bắc Ninh), Công an thành phố Bắc Ninh, Công an phường Khắc Niệm, lãnh đạo phường Khắc Niệm đã đến hiện trường chỉ đạo, tham gia công tác chữa...

Sudico 16 năm không làm xong Khu đô thị Tiến Xuân

Sudico 16 năm không làm xong Khu đô thị Tiến Xuân

17:30 06/05/2023

Sau hơn 16 năm kể từ khi khởi công (năm 2007), Sudico vẫn chưa thể hoàn thành Dự án Khu đô thị Tiến Xuân. Trước đó, dự án này nằm trong...

Hà Nội: Bắt đối tượng biệt danh 'sói già' có 14 tiền án, tiền sự

Hà Nội: Bắt đối tượng biệt danh 'sói già' có 14 tiền án, tiền sự

11:20 26/07/2023

Đối tượng Đinh Hồng Minh được mệnh danh như “sói già” do có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó lực lượng Công an; trong đó có việc bố trí nhiều “tai mắt” là con nghiện để cảnh giới.

Đà Nẵng khánh thành 3 dự án giao thông gần 2.500 tỷ đồng

Đà Nẵng khánh thành 3 dự án giao thông gần 2.500 tỷ đồng

14:20 30/01/2024

Ba dự án giao thông trọng điểm của thành phố đều nằm ở phía Tây, giúp kết nối hệ thống giao thông, cứu hộ cứu nạn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Việt Nam đóng góp nhiều ý kiến quan trọng thúc đẩy hợp tác ASEAN

Việt Nam đóng góp nhiều ý kiến quan trọng thúc đẩy hợp tác ASEAN

09:30 08/05/2023

Đại sứ Nguyễn Hải Bằng khẳng định Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực, cụ thể vào những nỗ lực chung của ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, cũng như xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN.

Vụ cháy nhà ven kênh ở TPHCM gây thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng

Vụ cháy nhà ven kênh ở TPHCM gây thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng

14:30 11/04/2024

Cơ quan chức năng xác định vụ cháy ven kênh ở quận 8 (TPHCM) gây thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng và 2 bãi chứa vật liệu gỗ cũ xảy ra cháy là nhà ở kết hợp với kinh doanh nhưng không có giấy phép.

Khiển trách hiệu trưởng đánh vợ bị con gái đăng video lên Facebook tố cáo

Khiển trách hiệu trưởng đánh vợ bị con gái đăng video lên Facebook tố cáo

15:00 29/08/2023

UBND huyện Bình Sơn vừa ra quyết định kỷ luật khiển trách hiệu trưởng đánh vợ. Ông bị con gái đăng video lên Facebook tố cáo.

Nhộn nhịp khách du xuân tại ngôi đền linh thiêng thờ các vị vua triều Lý

Nhộn nhịp khách du xuân tại ngôi đền linh thiêng thờ các vị vua triều Lý

13:10 11/02/2024

Ngày mùng 1 và mùng 2 Tết, du khách thập phương tấp nập đến viếng đền Đô thuộc phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) cầu bình an. Năm nay, lượng người du Xuân ở đền Đô tăng nhiều so với năm ngoái.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới