Song hành cùng các sứ mệnh Liên hợp quốc

07:20 31/08/2024

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác tin cậy Việt Nam - Liên hợp quốc sau gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 Dennis Francis.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch ĐHĐ LHQ khóa 78 Dennis Francis tại trụ sở LHQ ở thành phố New York, Mỹ ngày 20/9/2023.

Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Đại hội đồng (ĐHĐ) Liên hợp quốc (LHQ) Dennis Francis diễn ra chưa đầy hai năm sau chuyến thăm của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, thể hiện sự đánh giá cao đối với vị thế của Việt Nam, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ nhận định trong trả lời phỏng vấn TG&VN.

Đại sứ có thể cho biết ý nghĩa và những điểm nhấn trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch ĐHĐ LHQ Dennis Francis?

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, ông Dennis Francis, Chủ tịch ĐHĐ LHQ khoá 78 sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-23/7. Đây là chuyến thăm hết sức có ý nghĩa khi ông là vị Chủ tịch ĐHĐ LHQ đầu tiên đến thăm Việt Nam.

Chủ tịch ĐHĐ là người đứng đầu cơ quan quyền lực có tính đại diện cao nhất của LHQ với sự tham gia của tất cả 193 quốc gia thành viên, có chức năng thảo luận hầu như mọi khía cạnh, vấn đề quan trọng trong hợp tác toàn cầu.

Trong bối cảnh thế giới đối mặt ngày càng nhiều thách thức chung, vai trò và phạm vi hoạt động của ĐHĐ LHQ tiếp tục mở rộng và tăng cường theo hướng toàn diện và bao trùm.

Dự kiến, Chủ tịch ĐHĐ LHQ hội kiến Lãnh đạo cấp cao và hội đàm với lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan. Ông sẽ tham dự Lễ công bố Kế hoạch hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh; đối thoại với sinh viên về chủ đề “Vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số, hướng tới Thượng đỉnh tương lai”; thăm thực địa Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” tại Thanh Hóa.

Đây là những hoạt động ý nghĩa và thiết thực, thể hiện tính đa dạng và chiều sâu hợp tác giữa Việt Nam và LHQ; đồng thời khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm bình đẳng giới, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế…

Chuyến thăm của Chủ tịch ĐHĐ LHQ Dennis Francis, diễn ra chưa đầy hai năm sau chuyến thăm của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, thể hiện sự đánh giá cao của LHQ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung về vị thế, vai trò của Việt Nam, đồng thời góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác tin cậy với LHQ sau gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển.

“Từ khi gia nhập LHQ, Việt Nam từng bước khẳng định mong muốn cũng như năng lực của một thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của LHQ. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ đã góp phần quan trọng củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế”.

Tham gia các kỳ họp, phiên họp quan trọng của ĐHĐ LHQ, Đại sứ đánh giá như thế nào về ưu tiên trong chương trình nghị sự của ĐHĐ LHQ thời gian qua và vai trò, đóng góp của Việt Nam?

ĐHĐ LHQ xác định chủ đề bao trùm của Khóa họp thứ 78 là “Xây dựng lại lòng tin và thúc đẩy đoàn kết toàn cầu: Tăng cường hành động về Chương trình Nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới hòa bình, thịnh vượng, tiến bộ và bền vững cho mọi người”.

Có thể nói, chủ đề này rất phù hợp đối với hợp tác toàn cầu trong bối cảnh thế giới ngày càng bị phân mảnh, cạnh tranh và căng thẳng địa chính trị lên đến mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua, trong khi các thách thức an ninh - phát triển truyền thống cũng như phi truyền thống ngày càng gia tăng, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, đòi hỏi các nước phải nỗ lực hợp tác hơn bao giờ hết.

Đến nay, trong khuôn khổ ĐHĐ LHQ Khóa 78 (từ tháng 9/2023) diễn ra nhiều hội nghị quan trọng như Hội nghị thượng đỉnh về Hành động khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), các Phiên họp cấp cao về y tế, Hội nghị các nước thành viên Công ước về Luật Biển… trong đó không ít hoạt động được tổ chức theo sáng kiến của Chủ tịch ĐHĐ Dennis Francis.

Thời gian qua, tại ĐHĐ, các nước thành viên trao đổi nhiều vấn đề quốc tế hệ trọng, với chương trình nghị sự phong phú trên 180 đề mục. Các nước dành nhiều thời gian và nguồn lực để thương lượng, thúc đẩy tiến trình mang tính bản lề đối với hợp tác LHQ trong những thập kỷ tới, đó là Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Hội nghị cấp cao về nước biển dâng (9/2024)…

Việt Nam tham gia chủ động, tích cực và sâu rộng trong vai trò thành viên có trách nhiệm của LHQ, theo đúng tinh thần Chỉ thị 25 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương. Việt Nam chủ trì thúc đẩy ĐHĐ LHQ thông Nghị quyết lấy ngày 11/6 hàng năm là Ngày quốc tế vui chơi.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, tháng 7/2024. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam)
Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, tháng 7/2024. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam)

Tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại trụ sở LHQ tháng 9/2023, Chủ tịch ĐHĐ LHQ Dennis Francis bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam có thể chia sẻ cho thế giới… Thông qua hoạt động của Phái đoàn, câu chuyện của Việt Nam đã truyền cảm hứng như thế nào tới cộng đồng quốc tế, thưa Đại sứ?

Qua tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 tháng 9/2023 và các hoạt động liên quan khác, Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến quốc tế về một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thành viên có trách nhiệm, tham gia tích cực hơn, chủ động và hiệu quả hơn vào công việc chung của LHQ trong xử lý các thách thức toàn cầu.

Sự tham gia của đoàn Lãnh đạo cấp cao, các bộ ngành của Việt Nam cũng như của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại New York tại Khóa 78 tiếp tục thể hiện cam kết của đất nước, sẵn sàng đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phát triển bền vững.

Thông qua các hoạt động này, chúng ta tiếp tục góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII về đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả.

Việt Nam đang tiếp tục chủ động và mở rộng quy mô tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ góp phần ngăn ngừa xung đột, xây dựng hòa bình ở các điểm nóng châu Phi; tích cực chuyển đổi năng lượng, nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, thực hiện các SDGs; đề cao luật pháp quốc tế, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, tìm giải pháp cho các cuộc xung đột và tranh chấp; đang đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Uỷ ban Luật pháp quốc tế 2023-2027, Hội đồng Chấp hành UNESCO (2021-2025), Ủy ban liên Chính phủ Công ước Di sản phi vật thể (2022-2026)…

Những thành quả, dấu ấn đó được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, ngày càng thể hiện vị thế Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy, xây dựng, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế mà còn đủ năng lực chuyên môn, nguồn lực và có đội ngũ cán bộ đa phương gánh vác các trọng trách, xứng tầm với vị thế mới của đất nước.

Chủ tịch ĐHĐ LHQ Dennis Francis từng là Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Trinidad và Tobago tại LHQ. Ông có 40 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành ngoại giao của Trinidad và Tobago, đặc biệt là ngoại giao đa phương. Được ĐHĐ LHQ bầu làm Chủ tịch khóa 78 ngày 1/6/2023, ông Dennis Francis cam kết trong nhiệm kỳ của mình sẽ thúc đẩy đối thoại giữa các quốc gia, chủ nghĩa đa phương, tăng cường đoàn kết quốc tế, vượt qua các thách thức toàn cầu hiện nay.

Kể từ khi gia nhập LHQ vào tháng 9/1977, Việt Nam chuyển từ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của LHQ trở thành quốc gia đóng góp mạnh mẽ vào chương trình nghị sự của khu vực và toàn cầu. Hướng đến kỷ niệm 47 năm Việt Nam gia nhập LHQ, Đại sứ có kỳ vọng gì về hợp tác Việt Nam - LHQ thời gian tới?

Từ khi gia nhập LHQ, Việt Nam từng bước khẳng định mong muốn cũng như năng lực của một thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của LHQ.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ góp phần quan trọng củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nỗ lực khẳng định vai trò thành viên có trách nhiệm, chủ động tham gia, đóng góp cụ thể và thực chất vào công việc chung, các ưu tiên lớn của LHQ và cộng đồng quốc tế; nỗ lực phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải trong các vấn đề quốc tế trong điều kiện cho phép; tiếp tục thúc đẩy hợp tác đa phương, hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, để cùng tìm giải pháp lâu dài cho xử lý các thách thức an ninh và phát triển trên thế giới.

Chúng ta tiếp tục chủ động, tích cực thực hiện tốt trọng trách tại các tổ chức, cơ quan LHQ mà Việt Nam trúng cử, đồng thời có kế hoạch, lộ trình chuẩn bị ứng cử các vị trí quan trọng của LHQ.

Có thể khẳng định, hợp tác Việt Nam - LHQ trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng thực chất và hiệu quả, góp phần quan trọng củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế, hình ảnh và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Đánh bom ở miền Nam Philipines, ít nhất 8 người bị thương

Đánh bom ở miền Nam Philipines, ít nhất 8 người bị thương

20:00 17/04/2023

Giới chức Philippines cho biết một vụ đánh bom tự chế đã xảy ra ngày 17/4 ở thị trấn Isulan, tỉnh Sultan Kudarat, miền Nam nước này, làm nổ tung 1 chiếc xe buýt và khiến ít nhất 8 người bị thương.

Hezbollah lần đầu tập kích Israel bằng 'tên lửa dẫn đường chính xác'

Hezbollah lần đầu tập kích Israel bằng 'tên lửa dẫn đường chính xác'

09:45 18/10/2024

Nhóm vũ trang Hezbollah tuyên bố chuyển sang giai đoạn mới trong xung đột với Israel, lần đầu tấn công mục tiêu bằng tên lửa dẫn đường chính xác.

Thông điệp trách móc phương Tây của Tổng thống Zelensky

Thông điệp trách móc phương Tây của Tổng thống Zelensky

12:20 23/05/2024

Ông Zelensky cho rằng phương Tây quá chậm trễ và thiếu quyết tâm trong các quyết định hỗ trợ Ukraine vì 'sợ Nga', trong thông điệp vừa trách móc vừa thách thức.

Điểm tin thế giới sáng 4/10: Vụ nổ súng ở Thái Lan, Iran tập trận quy mô lớn với UAV, đoàn nghị sĩ Mỹ công du Đông Bắc Á

Điểm tin thế giới sáng 4/10: Vụ nổ súng ở Thái Lan, Iran tập trận quy mô lớn với UAV, đoàn nghị sĩ Mỹ công du Đông Bắc Á

23:50 03/10/2023

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 4/10.

Ukraine dùng pháo do Mỹ sản xuất để phá cầu phao Nga ở Kursk

Ukraine dùng pháo do Mỹ sản xuất để phá cầu phao Nga ở Kursk

04:10 22/08/2024

Ukraine tuyên bố đã dùng pháo HIMARS do Mỹ sản xuất để phá hủy cầu phao và thiết bị công binh ở vùng Kursk của Nga. Đây là lần đầu tiên Kiev thừa nhận dùng vũ khí phương Tây trong cuộc tấn công vùng này.

Muốn tăng năng lực quân sự, Mali tìm đến Nga

Muốn tăng năng lực quân sự, Mali tìm đến Nga

16:10 29/02/2024

Ngày 28/2, Ngoại trưởng Mali Abdoulaye Diop đã có chuyến thăm Moscow và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Nga Sergey Lavrov.

Thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương khai mạc giữa 'ván cờ lớn'

Thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương khai mạc giữa 'ván cờ lớn'

11:20 26/08/2024

Ngày 26/8, hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương đã khai mạc tại Tonga.

Mìn - bóng ma ám ảnh thành phố miền đông Ukraine

Mìn - bóng ma ám ảnh thành phố miền đông Ukraine

06:00 09/04/2024

Hơn một năm sau khi Nga rút quân, người dân thành phố Izyum vẫn phải hứng chịu thương vong từ những bãi mìn do chiến sự để lại.

Những lá phiếu đại cử tri trong bầu cử Mỹ

Những lá phiếu đại cử tri trong bầu cử Mỹ

06:45 01/11/2024

Hệ thống đại cử tri là 'đặc sản' của bầu cử Mỹ, khi tổng thống không được bầu trực tiếp bởi cử tri và cũng không được bầu thông qua Quốc hội.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới