Ngày 26/8, hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương đã khai mạc tại Tonga.
Các quốc đảo Thái Bình Dương họp thượng đỉnh giữa lúc đối mặt 'ván cờ lớn' |
Lãnh đạo của các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương tề tựu tại Tonga trong ngày khai mạc Diễn đàn 26/8. (Nguồn: X) |
Hội nghị thượng đỉnh này thu hút sự chú ý của toàn cầu về tình hình khí hậu của khu vực cũng như vai trò của nơi này trong cuộc cạnh tranh quyền lực đang diễn ra.
Tin liên quan |
Ngoại giao Ấn Độ: Sôi động trở lại với nhiều toan tính Ngoại giao Ấn Độ: Sôi động trở lại với nhiều toan tính |
Hãng tin AFP dẫn lời Thư ký diễn đàn, cựu Tổng thống Nauru Baron Waqa, phát biểu khai mạc: "Chúng ta tụ họp tại thời điểm quan trọng trong lịch sử khu vực. Chúng ta đang ở trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu. Chúng ta đang ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu".
Trước đó, ngày 21/8, hãng tin Reuters dẫn báo cáo của Viện Lowy (Australia) nhận định, những cú sốc địa chính trị có thể phá vỡ bối cảnh chính trị và an ninh của quần đảo Thái Bình Dương, đồng thời làm tổn hại đến sự đoàn kết của khu vực này.
Theo báo cáo của Viện Lowy, nhờ vị trí chiến lược, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch phòng thủ của các cường quốc thế giới, bao gồm cả việc giám sát và kiểm soát các hoạt động hải quân trên khắp Thái Bình Dương.
Lưu ý sự cạnh tranh gay gắt giành ảnh hưởng trong khu vực giữa các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ cùng các đồng minh Australia và Nhật Bản, báo cáo cảnh báo, lợi ích cạnh tranh giữa các quốc gia tài trợ đang đẩy quần đảo Thái Bình Dương đi theo các hướng khác nhau và có nguy cơ làm xao lãng các ưu tiên của khu vực.
Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh: “Đối mặt với ‘ván cờ lớn’ mới này, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương đã trở thành những nước ‘ra giá’ ngoại giao và đang tận dụng sự cạnh tranh ngày càng tăng (giữa các cường quốc) để tối đa hóa lợi ích phát triển của mình”.
Bên cạnh đó, tính dễ bị tổn thương của Quần đảo Thái Bình Dương trước tình trạng biến đổi khí hậu cũng đang bị lợi dụng, khi các đối tác bên ngoài cung cấp hỗ trợ để tiếp cận Thái Bình Dương.
Viện Lowy cho rằng, “việc huy động các phương tiện hải quân và không quân để ứng phó với thảm họa có liên quan việc đảm bảo quyền sử dụng các cảng, đường băng và tuyến hàng hải”, khiến các cường quốc phải tranh giành để trở thành nước đầu tiên có sự phản ứng.
Báo cáo chỉ rõ, các quốc đảo Thái Bình Dương đang "khẳng định nhu cầu của mình một cách mạnh mẽ hơn trong các cam kết quốc tế, yêu cầu các thỏa thuận tốt hơn về thương mại, dịch chuyển lao động, kết nối kỹ thuật số và khả năng phục hồi khí hậu".
Khalid Sheikh Mohammed, kẻ chủ mưu vụ khủng bố 11/9, chấp nhận thỏa thuận nhận tội với công tố viên Mỹ để tránh bị lĩnh án tử hình.
Nhà chức trách Philippines đang nỗ lực chạy đua với thời gian để ngăn chặn sự cố tràn dầu sau khi tàu chở 1,4 triệu lít dầu nhiên liệu công nghiệp bị chìm ở ngoài khơi Vịnh Manila ngày 25/7.
Firli Bahuri, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng Indonesia, bị tình nghi vòi tiền hoặc nhận tiền hối lộ.
Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa nhấn mạnh điều đó trong cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi tại thủ đô Cairo ngày 6/9.
Nghi phạm Robert Card từng gặp vấn đề tâm thần, nhưng luật bang Maine vẫn cho phép anh ta sở hữu súng, trước khi xả đạn bắn chết 18 người.
Tổng thống Ukraine thông báo thay tư lệnh quân y và yêu cầu có những thay đổi nhanh chóng trong các hoạt động của quân đội Ukraine.
Nghị sĩ Dân chủ Sherrill cho rằng ông Trump không dám nhận lời mời đến Ukraine vì 'Tổng thống Putin không muốn thế'.
Tổng lãnh sự Vũ Việt Anh đánh giá việc trùng tu, phục dựng và mở cửa trở lại khu di tích Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội là việc làm hết sức có ý nghĩa.
Ngày 21/8, các hệ thống phòng không Nga chặn đứng một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine ở gần trung tâm thủ đô Moscow.