Rạn nứt bắt đầu khi Ethiopia ký thỏa thuận gây tranh cãi với Somaliland, khu vực ly khai của Somalia, được cho là đề nghị công nhận nền độc lập của vùng này để đổi lấy một cảng Biển Đỏ và một căn cứ quân sự.
Một cảnh sát Somalia đứng gác trong cuộc tuần hành phản đối thỏa thuận cảng Ethiopia-Somaliland dọc theo phố KM4 ở Mogadishu, Somalia ngày 11 tháng 1 năm 2024. (Nguồn: Reuters) |
Một cảnh sát Somalia đứng gác trong cuộc tuần hành phản đối thỏa thuận cảng Ethiopia-Somaliland dọc theo phố KM4 ở Mogadishu, Somalia ngày 11/1/2024. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 11/1, Somalia và Ethiopia tuyên bố hai nước sẽ khôi phục quan hệ ngoại giao toàn diện sau chuyến thăm của tổng thống Somalia tới Addis Ababa để hàn gắn rạn nứt kéo dài một năm đe dọa bất ổn hơn nữa ở vùng Sừng châu Phi.
Tin liên quan |
Iran tiết lộ Iran tiết lộ 'thành phố tên lửa' ngầm, tuyên bố chỉ là một trong hàng trăm căn cứ khác |
Một tuyên bố chung giữa hai nước cho biết Tổng thống Hassan Sheikh Mohamud và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed "đã nhất trí khôi phục và tăng cường quan hệ song phương thông qua quan hệ ngoại giao toàn diện tại thủ đô của mỗi nước".
Mong muốn tiếp cận biển của Ethiopia, quốc gia không giáp biển, đã làm sâu sắc thêm những bất bình lâu đời giữa hai nước láng giềng. Somalia đã vô cùng phẫn nộ khi Ethiopia ký một thỏa thuận cách đây một năm với vùng ly khai Somaliland, được cho là công nhận nền độc lập của vùng này để đổi lấy một cảng và căn cứ quân sự trên Biển Đỏ.
Đại sứ Ethiopia tại Mogadishu đã bị trục xuất vào tháng 4/2024 năm ngoái và hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Cuộc tranh cãi đã được xoa dịu bằng một thỏa thuận hòa bình vào tháng trước, do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian và được cả hai nhà lãnh đạo ký kết.
Trong chuyến thăm tới Addis Ababa khi đó, Tổng thống Somalia Hassan Sheikh Mohamud và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác thương mại và an ninh, đặc biệt là trong việc chống lại các nhóm chiến binh cực đoan đe dọa khu vực.
Tuy nhiên, những câu hỏi chính vẫn chưa được giải quyết, bao gồm các chi tiết cụ thể về khả năng tiếp cận biển của Ethiopia. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trước đây đã gợi ý rằng thỏa thuận hòa bình sẽ cung cấp cho Ethiopia một hình thức tiếp cận biển, nhưng các chi tiết chính xác vẫn chưa rõ ràng.
Lần cuối cùng ông Macron hiện diện trước công chúng là sự kiện bỏ phiếu tại thị trấn Le Touquet ngày 30-6.
Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thành lập ASEAN, ngày 8/8, Tổng Lãnh sự quán các nước ASEAN tại Quảng Châu, Trung Quốc phối hợp tổ chức sự kiện Ngày ASEAN nhằm thể hiện hình ảnh một ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường.
Ngày 16/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ca ngợi nỗ lực của Rwanda nhằm giảm căng thẳng với Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), trong bối cảnh nổ ra cuộc đụng độ biên giới mới khiến quan hệ hai nước láng giềng trở nên đáng lo ngại.
Mới đây, đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein đã ám chỉ rằng, lệnh ngừng bắn cho xung đột Israel-Hezbollah có thể đạt được trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11.
Ngày 30/4, Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc cho biết không thể loại trừ khả năng Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến thiết bị bay không người lái (UAV) và dù lượn có động cơ.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.
Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi lời chúc mừng nhân các ngày lễ của người Hồi giáo và Cơ đốc giáo, đồng thời thảo luận về tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương.
Ngày 30/10, giới chức Hàn Quốc cho biết, nước này dự định cử một nhóm công tác tới Ukraine để theo dõi và phân tích việc Nga sử dụng binh lính Triều Tiên.
Israel nhiều lần tuyên bố phải tấn công thành phố Rafah ở Dải Gaza để tiêu diệt tàn dư Hamas, nhưng đây có thể là chiến dịch ẩn chứa rủi ro lớn nhất.