Ngày hội tân sinh viên 2024 tại TP.HCM hai ngày cuối tuần ước tính chào đón hơn 30.000 lượt học sinh, sinh viên tham dự cùng với sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp, trường học.
Một không gian trải nghiệm sôi động với hàng loạt chương trình, sân chơi giải trí hấp dẫn khác nhau mang đến khí thế đầu năm học mới, khiến không gian Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM trong khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM như bùng nổ.
Giải việt dã sinh viên TP.HCM đã khởi động chuỗi hoạt động của ngày hội ngay sau phần khai mạc chính thức. Những khuôn mặt trẻ rạng ngời dưới cái nắng sáng trước vạch xuất phát. Ước tính cả ngàn sinh viên đã có mặt trong giải chạy truyền thống dành riêng cho sinh viên TP hằng năm này.
Sau hiệu lệnh xuất phát, các vận động viên sinh viên lao đi, bứt tốc thoát khỏi đám đông, cũng là nỗ lực vượt lên chính mình. Bạn Nguyễn Chí Kiên (sinh viên năm 2 Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM) về đích đầu tiên với thành tích cực kỳ ấn tượng cự ly 5km dành cho nam.
Chạy bộ vốn là sở thích, cũng gắn liền với ngành Kiên đang học. Nhưng trước vạch xuất phát, nhìn bạn bè xung quanh, khí thế cuộc so tài, Kiên nói cũng có phần lo lắng vì "nhiều bạn khác cũng chạy dữ lắm". "Rèn luyện để chinh phục mục tiêu, muốn vượt lên người khác mình càng phải nỗ lực nhiều hơn" - Kiên nói.
Ở cự ly 3km dành cho nữ, đôi bạn Hải Ngọc và Bảo Trâm (cùng là sinh viên năm 1 Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM) ban đầu có chút chần chừ. Nhưng hai cô bạn đã quyết định tham gia vì "phải thử mới biết sức mình đến đâu" qua đường chạy này. Hải Ngọc cười: "Xem như đây là bài kiểm tra thể lực để biết sức mình thế nào và cần phải tập luyện, giữ sức khỏe ra sao cho những chặng đường phía trước".
Trong khi đó các sân chơi học thuật tại ngày hội cũng thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Khu vực diễn ra cuộc thi dẫn chương trình "Én sinh viên" và cuộc thi "Hướng dẫn viên du lịch triển vọng toàn thành", sinh viên xếp hàng dài chờ được đăng ký.
Bạn Nguyễn Nhất Huy (sinh viên năm 2 Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại) có mặt xếp hàng chờ đến lượt cho biết đã từng thử sức và nay muốn tham gia cuộc thi hướng dẫn viên du lịch lần nữa.
"Các cuộc thi học thuật sẽ giúp sinh viên có cơ hội cọ xát, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để chuẩn bị làm nghề thực tế. Mình thấy các hoạt động do Hội Sinh viên tổ chức gắn với học thuật sẽ tạo môi trường rất tốt cho sinh viên phát triển ngay trong các hoạt động bình thường" - Huy chia sẻ.
Đến ngày hội, sinh viên có khá nhiều lựa chọn để tham gia các hoạt động theo sở thích. Có thể kể đến chương trình nét dân gian, các gian hàng công nghệ, ngoại ngữ, hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng, mua bán và trao đổi sách... Cạnh đó còn có các workshop "Tầm quan trọng kỹ năng số", "Nụ cười khỏe đẹp - chìa khóa của thành công" hay hội thảo về văn hóa đọc, diễn đàn "Tiếng nói sinh viên".
Cùng với đó có không ít sân chơi giao lưu dành cho các câu lạc bộ - đội - nhóm, không gian dành cho những bạn yêu thích nghệ thuật với hội thi nhảy "Bước nhảy tuổi xanh" giao lưu và biểu diễn nghệ thuật đường phố.
Chưa hết, không gian trưng bày đồ án tốt nghiệp, sản phẩm khoa học công nghệ của sinh viên các trường cùng các triển lãm "Sinh viên TP.HCM - những câu chuyện đẹp", "Sinh viên 5 tốt"... cũng rất được sinh viên chú ý.
Phó bí thư Thành Đoàn - Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM Trần Thu Hà nói ngày hội như lời chào gửi đến tân sinh viên từ khắp nơi trên cả nước đã chọn và vừa đến TP.HCM để bắt đầu chinh phục hành trình học tập và rèn luyện.
Chị Hà nói mọi không gian, hoạt động trong ngày hội đều mong muốn mang đến cơ hội cho các bạn có thêm trải nghiệm thú vị, đồng thời vừa giúp rèn luyện sức khỏe, giải trí vừa có thể tiếp cận được nhiều kỹ năng, kiến thức bổ ích.
"Mong các bạn sinh viên đang học tại TP.HCM, đặc biệt là tân sinh viên vừa đến TP, sẽ cảm nhận được tình cảm, sự chào đón nồng hậu cũng như sự quan tâm của các cấp, nhà trường và Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM dành cho mỗi sinh viên khi chọn TP.HCM làm điểm đến trên hành trình đi tìm tri thức của mình" - chị Hà phát biểu.
Tại ngày hội, hưởng ứng chương trình vận động "Hướng về miền Bắc" của Thành Đoàn TP.HCM, Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM cùng các đơn vị đã trao 200 triệu đồng để Thành Đoàn chuyển đến hỗ trợ bà con các tỉnh phía Bắc với mong muốn góp phần san sẻ, động viên, giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.
Dịp này, Nhà văn hóa Sinh viên cũng trao 26 suất học bổng bảo trợ "Hy vọng" của cố nhà giáo Lê Thiệu Dũng - Nguyễn Thị Minh Khang với tổng trị giá 750 triệu đồng cho sinh viên khó khăn, học tốt.
Em - cô gái tỉnh lẻ chân phương, biết lắng nghe và chia sẻ, cao 1m56, nặng 47 kg, tốt nghiệp đại học, sống và làm việc tại Hà Nội.
Thấy dự báo thời tiết có không khí lạnh sắp về, Thanh Ly rủ bạn trai sang các quán trà chanh, cà phê ven sông Hồng ở huyện Đông Anh để 'đón những cơn gió lạnh đầu tiên'.
Lễ hội chùa Tây Phương ở Hà Nội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm truyền tải những giá trị di sản văn hóa đặc...
Phan Thị Thanh Hải và Nguyễn Mai Xuân Hán, quê Hà Tĩnh, yêu nhau đã 8 năm nhưng vụ cháy ở Trung Kính, Hà Nội, khiến kế hoạch cưới cuối năm của họ dang dở.
Hòa Bình - Hái nấm trong rừng về ăn, 6 người trong cùng một xóm ở huyện Mai Châu phải nhập viện do ngộ độc .
Rau cài răng lược khi một phần hay toàn bộ bánh rau xâm lấn cơ tử cung và có thể đâm xuyên các tạng, tiềm ẩn nhiều tai biến sản khoa.
Theo Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm, dù các đại biểu đến từ nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều hội tụ ở một điểm chung là tình yêu với biển đảo. Trải qua 15 năm, 'Hành trình Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” đang thực sự đưa tuổi trẻ trở thành cầu nối gắn Trường Sa gần hơn với đất liền.
Tin tức đáng chú ý sáng 21-6: Năm 2025 cả nước giảm 12 huyện, 624 xã; Hoa hậu H'Hen Niê đồng hành phòng chống, nâng cao nhận thức về tội phạm mua bán người; TP.HCM có nguy cơ bùng dịch sởi...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...