Để kiểm soát dịch sởi, Sở Y tế TPHCM đã triển khai 2 nhóm giải pháp. Đó là khẩn trương tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em từ 1-5 tuổi, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi và chủ động rà soát trẻ thuộc nhóm nguy cơ.
Ngày 13-8, theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, Sở Y tế đã triển khai các nhóm giải pháp quan trọng phòng chống và kiểm soát dịch bệnh sởi.
Cụ thể là nhóm giải pháp tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi. Ngành Y tế cần thực hiện tiêm bù mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa tiêm đủ mũi và triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bao gồm cả trường hợp trẻ mắc bệnh mạn tính mà không có chống chỉ định tiêm vắc xin.
Để bảo đảm chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin đạt hiệu quả, các Trung tâm Y tế quận, huyện cần rà soát lập danh sách tất cả các trẻ từ 1 đến 5 tuổi hiện sinh sống trên địa bàn, chú ý các trẻ tại các mái ấm, cơ sở bảo trợ.
Khuyến khích các bệnh viện tổ chức tiêm vắc xin cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi.
Các bệnh viện thực hiện lập danh sách trẻ bị bệnh mạn tính, bệnh nền đang được bệnh viện quản lý và tư vấn tiêm chủng tại bệnh viện cho trẻ nếu đủ điều kiện. Hiệu quả ngăn chặn đường lây truyền bệnh khi có miễn dịch cộng đồng cũng là giải pháp gián tiếp để bảo vệ những người mắc bệnh ác tính, suy giảm miễn dịch không thể tiêm vắc xin.
Và nhóm giải pháp bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ. Ngành y tế TP cũng đặc biệt quan tâm bảo vệ nhóm trẻ có bệnh lý tim mạch, phổi, thận chưa được tiêm chủng, nhóm bị các bệnh có suy giảm miễn dịch, bệnh lý ác tính. Đây là những trường hợp có nguy cơ biến chứng nặng, tử vong khi nhiễm sởi.
Các cơ sở khám chữa bệnh cần tuân thủ nghiêm kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở y tế. Triển khai khám sàng lọc, phân luồng cách ly các trường hợp sốt phát ban nghi sởi ngay tại khoa khám bệnh, bố trí bàn khám riêng đối với các trường hợp này nhằm hạn chế lây nhiễm chéo cho người bệnh khác. Bố trí khu vực cách ly để điều trị người bệnh nghi hoặc nhiễm Sởi tại các khoa truyền nhiễm.
Trường hợp người bệnh mắc sởi bắt buộc điều trị tại khoa lâm sàng khác, phải bố trí khu vực cách ly riêng biệt, không bố trí chung buồng bệnh với các trường hợp khác.
Nhân viên y tế, kể cả thân nhân người bệnh cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn như mang khẩu trang, vệ sinh tay khi chăm sóc các trẻ thuộc nhóm nguy cơ; khuyến khích tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ bị phơi nhiễm sởi trong thời gian nằm viện do có tiếp xúc với bệnh nhân sởi cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay bằng Immune Globulin...
Theo PGS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế, để các nhóm giải pháp trên có thể đạt được hiệu quả kiểm soát dịch sởi, cần tăng cường công tác truyền thông để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng vắc xin.
Sở Y tế yêu cầu HCDC, UBND quận, huyện và TP Thủ Đức cần phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trong công tác truyền thông phòng bệnh sởi. Đồng thời, yêu cầu Thanh tra Sở Y tế cần kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp tuyên truyền "anti vắc xin" và những trường hợp đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang cho cộng đồng.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC), tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi được ghi nhận tại cộng đồng và cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM là 597 ca, trong đó số ca dương tính với sởi là 346 ca, bao gồm 153 trẻ cư ngụ tại TP. HCM và 193 trẻ cư ngụ tại các tỉnh, thành khác.
Về phân bố theo phường, xã, ghi nhận bệnh sởi đã xuất hiện tại 57 phường xã thuộc 16/22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Do gián đoạn tiêm chủng trong và sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn TP chỉ mới đạt 89,2% và chưa có quận huyện nào đạt trên 95% (tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát). Đồng thời, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%.
Mới đây Bộ Y tế ban hành quyết định công bố bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe.
Một cháu bé 20 tháng tuổi ở Thanh Hóa đã bị suy hô hấp khi uống nhầm phải dầu hỏa.
Bị té ngã cầu thang, bé gái 4 tuổi tại Đồng Nai đau đầu, nôn ói, đến bệnh viện kiểm tra phát hiện khối máu tụ to bằng quả cam.
Nam thanh niên mới 21 tuổi bị tai nạn giao thông nhập viện trong tình trạng nhiều vết thương vùng đầu mặt và đau ngực đã được chẩn đoán kịp thời tình trạng nhồi máu cơ tim cấp sau chấn thương, may mắn được can thiệp kịp thời.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho hay dự kiến từ ngày 1-7 đã đề nghị thực hiện phụ cấp theo nghề cao nhất đối với viên chức ngành y tế.
Sau hơn một tháng nguồn cung ứng thuốc ARV bị gián đoạn, chiều 17-6, lãnh đạo Bộ Y tế thông tin đã có nguồn cung ứng thuốc, đảm bảo công tác điều trị cho người bệnh nhiễm HIV.
Ngư dân bị chấn thương sọ não khi đang đánh bắt cá trên biển vừa được trực thăng đưa từ đảo Trường Sa về đất liền để tiếp tục điều trị.
Bởi khu này đã làm xong trụ móng và bỏ hoang. Quảng Ngãi 'năm lần bảy lượt' nói chủ đầu tư cung cấp hồ sơ xác định giá trị tài sản nhưng không xong.
Em T. bị mắc bệnh hiếm gặp, từng được điều trị tại hai bệnh viện tuyến trên nhưng không khả quan. Tuy nhiên sau hơn 6 tháng điều trị tại bệnh viện tỉnh, em T. sắp được xuất viện.