Không còn ngạo nghễ chửi bới bôi nhọ báo chí, không còn tự xưng là thầy bắt ma và thanh minh cho hoạt động mê tín dị đoan của mình, "thầy" Cao Anh xuống nước xin trả lại tiền.
Mấy ngày qua, nhân viên của Cao Anh đã liên lạc với các nạn nhân, xin được trả lại tiền, vì lý do còn có ý kiến trái chiều.
Một nạn nhân từng đưa con đến Linh Quang Điện để nhờ Cao Anh xem tử vi đã nhận được điện thoại của người tự xưng tên là Linh, em của Cao Anh, xin trả lại số tiền 11 triệu đồng. Người tên Linh nói: "Nếu gia đình chưa hài lòng thì bên cháu gửi tiền lại cho gia đình mình".
Nhiều nạn nhân khác cũng được nhân viên của Cao Anh liên lạc, trao đổi nội dung tương tự, xin trả lại tiền. Kể cả khi nạn nhân chưa đồng ý thì họ cũng chuyển tiền, vì trước đó họ đã có thông tin tài khoản của các nạn nhân.
Những người mà nhân viên của Cao Anh liên lạc trả lại tiền đều là nạn nhân được Báo Lao Động nêu để làm nhân chứng. Nhưng còn hàng trăm nạn nhân khác thì sao, Linh Quang Điện, Cao Anh có trả lại tiền cho họ không?
Những người đội lễ từ vài chục triệu đồng đến trăm triệu đồng, ai trả lại tiền cho họ?
Tại sao những người từng bị lừa không tìm đến cơ quan chức năng, tố cáo hành vi lừa đảo của Cao Anh, đưa chứng cứ số tiền đã trả cho Linh Quang Điện. Đòi Cao Anh phải trả lại tiền cho họ, cũng như đã trả cho những người vừa nêu trên.
Biết sợ pháp luật nên mới chủ động trả lại tiền, nhưng trả lại tiền có phải là cách Cao Anh tránh bị cơ quan chức năng điều tra về các dấu hiệu lừa đảo, hành nghề mê tín dị đoan hay không?
Xin thưa hai việc khác nhau. Trả lại tiền có thể được ghi nhận khắc phục hậu quả, nhưng nếu có chứng cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật thì phải xử lý theo pháp luật.
Báo Lao Động ngày 2.3 đăng bài "Thầy" Cao Anh đóng cửa Linh Quang Điện, “cửa” pháp luật có mời ông vào?", đặt vấn đề rằng, tại sao Công ty kinh doanh bói toán này hoạt động rầm rộ, công khai và có dấu hiệu mê tín dị đoan như vậy nhưng chính quyền địa phương không biết? Và, các cơ quan chức năng chắc chắn có đủ bằng chứng và đủ thẩm quyền để có thể xử lý những người trục lợi tâm linh, hành nghề mê tín dị đoan trên nỗi đau của người khác.
Tự xưng là "nghệ nhân quốc gia", không biết nghệ nhân bắt ma hay nghệ nhân lừa đảo. Dấu hiệu vi phạm pháp luật đã rõ, nhưng cho đến nay, Cao Anh vẫn chưa bị pháp luật sờ gáy.
Trưa 3/5, anh Đinh Văn Kiên (43 tuổi, trú tại xã Tiên Hoàng, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) tử vong do bị bò tót tấn công trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng.
Cựu giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai cùng thuộc cấp bị xét xử về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
KTS Hoàng Thúc Hào trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu 2025 do có nhiều công trình kiến trúc nhân văn và bền vững.
HUẾ - Dùng danh nghĩa môi giới bất động sản, người đàn ông ở Huế dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt gần 5 tỉ đồng của nhiều người.
Thông qua hội thảo nhằm phát huy công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
Các bệnh về gan đang trở thành mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, các dấu hiệu cảnh báo sớm thường không được chú ý, trong đó những thay đổi bất thường ở mắt sẽ là lời cảnh báo về chức năng gan bị suy giảm. Theo Time of India, dưới đây là một số bất thường mà đôi mắt của bạn có thể cho bạn biết về sức khỏe lá gan của bạn. Lòng trắng mắt vàng Lòng trắng chuyển sang vàng là một trong những dấu hiệu chính của bệnh vàng da do sự tích...
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.