Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.
Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ |
Tên lửa siêu vượt âm được Ấn Độ thử nghiệm thành công hôm 16/11. (Nguồn: news18) |
Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh cho biết đây là "một thời khắc lịch sử" đưa Ấn Độ gia nhập nhóm các quốc gia sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến này.
Theo AFP, cuộc thử nghiệm được tiến hành tại đảo Abdul Kalam ngoài khơi bờ biển phía đông vào tối 16/11. Hình ảnh video do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) công bố cho thấy một tên lửa phóng lên bầu trời đêm, theo sau là một vệt lửa lớn.
Tên lửa siêu vượt âm được coi là công nghệ tên lửa tiên tiến nhất hiện nay vì khả năng bay thấp hơn, khó phát hiện hơn so với tên lửa đạn đạo thông thường, có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn và có khả năng thay đổi mục tiêu trong quá trình bay. Hiện chỉ có Mỹ, Nga, Trung Quốc và Triều Tiên thử nghiệm thành công loại tên lửa này, trong khi một số quốc gia khác đang phát triển công nghệ tương tự.
Cuộc thử nghiệm diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc trình diễn năng lực hàng không quân sự mở rộng tại một triển lãm hàng không, với màn ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình J-35A, máy bay không người lái tấn công và hệ thống tên lửa đất đối không HQ-19, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo và các phương tiện lướt siêu vượt âm.
Hiện New Delhi là một trong những khách hàng lớn nhất mua vũ khí của Nga, trong đó có hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, bất chấp nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.
Bà Kamala Harris còn hơn 100 ngày trước ngày bầu cử 5-11 để thuyết phục người dân là bà có đủ khả năng đảm nhận chức vụ cao nhất của xứ cờ hoa.
Cảnh sát Mỹ đấu súng khi truy bắt tội phạm tàng trữ vũ khí ở Bắc Carolina, khiến 4 sĩ quan thiệt mạng.
Chính phủ Anh yêu cầu khoảng 6.000 cảnh sát chống bạo động trong trạng thái trực chiến để chuẩn bị ngăn chặn nguy cơ xảy ra biểu tình bạo loạn.
Đoàn di cư hơn 3.000 người cấp tốc rời miền nam Mexico, hy vọng kịp tới biên giới Mỹ trước tháng 11, vì lo ngại ông Trump đắc cử và siết kiểm soát biên giới.
Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung và mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn, hợp pháp vì quyền và lợi ích người di cư.
Điều được dự báo nhưng không trông đợi đã diễn ra. Rạng sáng ngày 26/10, Israel tiến hành đòn tập kích hỏa lực đường không vào nhiều mục tiêu quân sự ở thủ đô Tehran và một số thành phố của Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Ngày 5/10, Bộ Quốc phòng Kazakhstan thông báo, cuộc tập trận quân sự chung của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), mang tên 'Tình anh em bất diệt 2024', đã kết thúc tại Kazakhstan.
Nhật Bản triển khai máy bay để chuẩn bị kịch bản sơ tán công dân khỏi Lebanon, Philippines nói sẽ làm điều này nếu Israel mở chiến dịch trên bộ.
Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng thêm ba vệ tinh trinh sát lên quỹ đạo trong năm 2024.