TPO - Đoàn xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vừa thực hiện số hóa các di tích Trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng) nhằm tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên tham quan, tìm hiểu sâu hơn về cội nguồn để nhớ về "cái nôi" đặt đại bản doanh của tổ chức Đoàn thời kháng chiến.
Di tích trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong và báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng) là nơi ở, làm việc của cơ quan từ đầu năm 1953 đến tháng 8 năm 1954.
Trao đổi với PV Tiền Phong, anh Ma Văn Vũ - Bí thư Đoàn xã Minh Thanh cho biết, việc thực hiện số hóacác di tích lịch sử tại bia di tích cơ quan Trung ương Đoàn giúp người dân, du khách trong và ngoài tỉnh có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về các điểmdi tích lịch sử.
Đoàn xã Minh Thanh số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn. |
Đoàn xã Minh Thanh số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn. |
Đoàn viên, thanh niên chụp ảnh tại di tích trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng). |
Đoàn viên, thanh niên chụp ảnh tại di tích trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng). |
Anh Vũ cho biết, việc số hóa và gắn mã QR có ý nghĩa thiết thực, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số. Tại đây, du khách và người dân vừa được nghe thuyết minh viên trực tiếp giới thiệu về điểm đến, vừa dễ dàng tìm hiểu những thông tin cần thiết về điểm di tích qua mã QR.
"Đặc biệt hơn cả, việc số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn giúp đoàn viên, thanh niên và người dân có cơ hội tìm hiểu sâu thêm về nguồn gốc điểm di tích. Các bạn đoàn viên, thanh niên luôn được gợi nhắc, gợi nhớ về cội nguồn", anh Ma Văn Vũ nói.
Theo anh Vũ, việc số hóa di tích lịch sử cũng là một trong những hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Tại đây, di tích đã ghi dấu tình đoàn kết, giúp đỡ giữa cơ quan Trung ương Đoàn và Nhân dân địa phương. Nhiều phong trào do Trung ương Đoàn tổ chức đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân địa phương và ngược lại, đồng bào một lòng đoàn kết giúp đỡ, bảo vệ cơ quan trong mọi hoàn cảnh.
"Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh cộng đồng để vượt qua gian khổ hy sinh, đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Với ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng của di tích, đây là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, cũng là nơi phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về lịch sử kháng chiến của dân tộc và là nơi phục vụ khách tham quan, học tập về lịch sử Trung ương Đoàn", anh Vũ nói.
Hình ảnh một gia đình nhỏ và tất cả đồ vật trong chuyến đi dã ngoại chụp cạnh bên chiếc bán tải gây sốt mạng trong thời gian vừa qua vì quá dễ thương.
Ông Quý, 73 tuổi, vết thương ở mắt cá chân 50 năm qua thường xuyên sưng đau, nặng hơn kể từ khi mắc bệnh tiểu đường, nay nhiễm trùng, hoại tử.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kéo dài gần 2 tiếng ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn đã lột tả đầy đủ, hùng tráng về chiều dài lịch sử 65 năm đường Trường Sơn.
Mình tên Bùi Thanh Hòa, 43 tuổi, độc thân, chưa từng kết hôn, vẫn còn zin, cao 1m75, nặng 62 kg, quê ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận người bệnh nam 65 tuổi (trú tại Phù Ninh, Phú Thọ) được phát hiện sốt mò.
Ngày 22-3, Công an phường Bắc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng tổ chức trao trả 99,5 triệu đồng cho ông Phạm Văn Trí sau khi “đánh rơi” tại cây ATM trên địa bàn.
Miền quê Xuân Trường, nằm giữa ba dòng sông hiền hòa là sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Sò của vùng đất Nam Định văn hiến.
Midu cùng ông xã đang có kỳ nghỉ mùa thu ở Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu, tham quan các danh thắng và thưởng thức ẩm thực.
Có người nói tiếng Việt khó vì phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, nhưng tiến sĩ Nguyễn Việt Anh - người đã dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Pháp hơn chục năm qua - không nghĩ vậy.