Từ năm học tới, nhiều trường đại học sẽ tăng học phí. Dù lộ trình đã được báo trước nhưng đây vẫn là một gánh nặng lớn với nhiều sinh viên.
Tăng học phí vô tình tạo thêm áp lực cho sinh viên
Theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, năm học 2022 - 2023, mức trần học phí đại học chưa tự chủ dao động từ 13,5 - 27,6 triệu đồng/năm học (10 tháng). Các trường đại học tự chủ có mức học phí cao hơn từ 2 - 2,5 lần so với các trường chưa tự chủ.
Nghị định này có hiệu lực chính thức từ ngày 15.10.2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã yêu cầu không tăng học phí ở tất cả các bậc học trong 2 năm vừa qua. Hàng loạt trường đại học sau đó đã phải thông báo trả lại tiền học phí chênh lệch cho sinh viên do đã thu theo mức mới.
Đến nay, nhiều trường đại học, học viện dự kiến tăng 10-20% học phí từ năm học 2023-2024.
Trong đề án tuyển sinh đại học năm nay, Học viện Tài chính đưa ra mức học phí dự kiến năm học tới với chương trình chuẩn là 22-24 triệu đồng, tăng 10-20% so với hiện tại. Học phí với chương trình chất lượng cao tăng nhẹ lên 48-50 triệu.
Trường Đại học Điện lực thu học phí hơn 14 triệu đồng/năm với sinh viên khối Kinh tế và gần 16 triệu đồng với khối Kỹ thuật hai năm qua. Năm học tới, học phí hai khối ngành này sẽ là gần 16 và 18 triệu đồng, tăng 14%.
Với nhiều sinh viên, tăng học phí là gánh nặng. Bên cạnh học phí, các em còn nhiều khoản chi tiêu khác như tiền nhà trọ, tiền điện nước, tiền ăn... cần thanh toán. Các em mong tăng học phí có lộ trình, không tăng đột biến hay quá sốc để sinh viên và gia đình có tinh thần chuẩn bị.
Lo ngại "cơn bão" tăng học phí
Nguyễn Vân Hà - sinh viên năm 1, Trường Đại học Ngoại thương - cho biết, việc tăng học phí đang trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên và gia đình.
“Trong trường hợp học phí tăng quá cao, em sẽ phải chuyển trọ, cắt giảm chi tiêu hàng tháng và kiếm việc làm thêm để tiết kiệm tiền đóng học phí” - Hà tâm sự.
Còn Nguyễn Hà Anh - sinh viên năm 2, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng lo ngại về "cơn bão" tăng học phí có thể ập đến.
“Hiện nay, nhiều trường đã thông báo tăng học phí đến 15%. Em thật sự lo lắng vì bản thân chưa có khả năng chi trả học phí, bố mẹ làm việc cũng rất vất vả.
Em mong rằng, học phí sẽ giữ ổn định. Nếu tăng, phải tương ứng với chất lượng giảng dạy. Đồng thời, nhà trường cần có những chính sách hỗ trợ học phí và tránh đặt áp lực quá lớn lên sinh viên và gia đình" - Hà Anh chia sẻ.
Nhiều học sinh nói 'trút được gánh nặng' khi biết tin thi vào lớp 10 với ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh, còn các nhà giáo không bất ngờ.
Lần đầu tiên, sinh viên chỉ mất 4 năm để vừa lấy bằng đại học của Việt Nam, vừa nhận bằng thạc sĩ Đại học Quốc gia Singapore, ngôi trường châu Á duy nhất trong top 10 thế giới.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường tư không tổ chức kì thi riêng để tuyển học sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Học sinh Hà Nội dự kiến tựu trường năm học 2023 - 2024 vào ngày 28.8. Riêng lớp 1 tựu trường sớm hơn 1 tuần, vào ngày 21.8.
Gần 2.800 học sinh, đăng ký vào năm lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh hoàn thành kỳ thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, chiều 3/6.
Ngày 17-6, nạn nhân Trần Công N. (32 tuổi, trú tại phường Đa Phúc, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) được phát hiện chết trên giường, bên cạnh có dây điện nghi do bị chích điện.
Mặc dù thường được ca ngợi như nhà tư tưởng định hình chính sách đối ngoại của Mỹ, sự nghiệp của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger không hoàn toàn ấn tượng như người ta vẫn tưởng.
Liên quan đến vụ hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu , sau khi báo Lao Động có loạt bài phản ánh, Trường Đại học Vinh đã có...
Các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM đều công bố học phí khóa tuyển sinh năm 2024 mức thu hầu hết đều tăng so với năm học trước.