Trong khi cần sa đã được hợp pháp hóa ở ngày càng nhiều quốc gia trên toàn thế giới, Singapore vẫn duy trì một số luật về ma túy khắc nghiệt nhất thế giới. Chính phủ Singapore kiên quyết rằng hình phạt tử hình có tác dụng ngăn chặn những kẻ buôn bán ma túy và phải được duy trì để đảm bảo an toàn công cộng.
Tangaraju Suppiah, công dân Singapore 46 tuổi, đã bị xử tử vào ngày 26.4 tại Nhà tù Changi, Dịch vụ Nhà tù Singapore (SPS) cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn, theo CNN.
Leelavathy Suppiah, em gái của Tangaraju Suppiah nói với CNN, anh trai bị treo cổ và gia đình đã nhận được giấy chứng tử. Đây là vụ hành quyết đầu tiên của Singapore sau sáu tháng.
Trước khi Tangaraju bị đưa lên giá treo cổ, các thành viên gia đình và các nhà hoạt động công khai kêu gọi sự khoan hồng. Văn phòng của Liên minh châu Âu và văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc tại Singapore kêu gọi chính phủ nước này không thực hiện bản án treo cổ.
Tangaraju bị kết án tử hình vào năm 2018 vì tội “tiếp tay cho việc buôn bán hơn 1 kg cần sa (1.017,9 gam)” - theo một tuyên bố từ Cục Ma túy Trung ương (CNB).
CNB cho biết thêm, các kháng cáo trước đó đối với bản án tử hình của Tangaraju đã bị tòa án bác bỏ vào năm 2019, trong khi các đơn xin khoan hồng cũng không thành công. CNB mô tả án tử hình là “một phần trong chiến lược ngăn chặn tác hại toàn diện của Singapore”.
Năm ngoái, Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á phi hình sự hóa cần sa sau nhiều năm vận động của các nhà hoạt động.
Malaysia - nước láng giềng gần nhất của Singapore - đã thông qua các cải cách pháp lý sâu rộng vào đầu tháng này để bỏ án tử hình bắt buộc và giảm số lượng tội phạm, bao gồm tội phạm ma túy, có thể bị tử hình.
Nhưng chính phủ Singapore vẫn tiếp tục chống lại những lời kêu gọi cải cách, chỉ riêng năm ngoái đã thực hiện 11 vụ hành quyết tất cả tội phạm liên quan đến buôn bán ma túy.
Theo luật của Singapore, bất cứ ai bị phát hiện buôn bán, nhập khẩu hoặc xuất khẩu một số chất phi pháp như methamphetamine, heroin, cocain hay cần sa đều phải nhận án tử hình.
“Singapore áp dụng lập trường không khoan nhượng đối với ma túy và áp dụng cách tiếp cận đa hướng để chống ma túy” - Bộ Nội vụ Singapore cho biết trong một tuyên bố đáp lại những chỉ trích quốc tế về vụ hành quyết Tangaraju.
“Án tử hình là một thành phần thiết yếu của hệ thống tư pháp hình sự của Singapore và đã có hiệu quả trong việc giữ cho Singapore an toàn và bảo đảm” - Bộ Nội vụ nói thêm.
Bộ Nội vụ Singapore cũng bác bỏ những lời chỉ trích của các nhóm nhân quyền, lập luận rằng có bằng chứng rõ ràng cho thấy Tangaraju là người điều phối việc vận chuyển ma túy, với mục đích buôn lậu.
Có năm trúng năm thất, có năm lời năm lỗ nhưng những người trồng hoa tết ở làng hoa An Khương (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) vẫn bám nghề,...
Một chiếc thuyền chở người di cư đã bị chìm ngoài khơi Tunisia khi đang trong hành trình vượt Địa Trung Hải đến Italy, khiến ít nhất 10 người mất tích và 1 người thiệt mạng.
Ở ga quốc nội, hàng ngàn người lỉnh kỉnh hành lý, lớp đứng lớp ngồi kín các cửa ra máy bay.
Tối 8-9, một trận động đất lớn xảy ra ở khu vực miền núi Morocco khiến ít nhất 296 người thiệt mạng. Người dân vẫn đang phải xoay xở giải cứu người mắc kẹt bằng các phương tiện đơn giản.
Tối 31-3, hàng ngàn người dân Bình Định và du khách đã được mãn nhãn với đêm nhạc, biểu diễn Drone và màn pháo hoa rực rỡ.
Ngày 7.7, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (tỉnh Đắk Lắk ) thông tin, đã tiến hành phẫu thuật thành công cho một trường hợp bị đứt gần như lìa...
Ngày 28.3, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã chấp thuận gia hạn các “mỏ” đất phục vụ xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây trên địa bàn huyện Xuân Lộc và huyện Cẩm Mỹ. Cao tốc này đang thiếu khoảng 620.000m3 đất đắp để thi công hoàn tất các hạng mục đường dẫn đầu cầu, đường gom để kịp tiến độ đưa vào vận hành khai thác dịp lễ 30.4.
Một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra trong Chính phủ Israel, xoay quanh chính sách hậu chiến của nước này đối với Dải Gaza.
Thời gian qua, lực lượng CSGT trên cả nước và Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong công tác kiểm tra, xử phạt tài xế vi...