Hãng tin AP dẫn nguồn quân đội Hàn Quốc ngày 2/11 tuyên bố có khả năng Triều Tiên cung cấp một số loại tên lửa cho Nga để hỗ trợ cho nước này tại xung đột với Ukraine, bên cạnh các cuộc chuyển giao đạn dược và súng cối khác.
Tổng thống Nga Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay vũ trụ Vostochny, ngày 13/9/2023. (Nguồn: AP) |
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay vũ trụ Vostochny, ngày 13/9. (Nguồn: AP) |
Cụ thể, trong một cuộc họp báo ở Seoul, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên bị nghi ngờ đã gửi một số lượng chưa xác định tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không di động tới Nga, ngoài súng trường, bệ phóng tên lửa, súng cối và đạn pháo.
Tuần trước, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã cáo buộc và lên án mạnh mẽ việc Triều Tiên cung cấp đạn dược và thiết bị quân sự cho Nga, nói rằng những chuyến hàng vũ khí như vậy đã làm tăng mạnh số người thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Ukraine. Bất kỳ hoạt động buôn bán vũ khí nào với Triều Tiên sẽ vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) mà Nga, thành viên thường trực của HĐBA, đã thông qua trước đó. Nga và Triều Tiên đều phản đối các cáo buộc này.
Những đồn đoán về các chuyến hàng vũ khí của Triều Tiên gửi đến Nga đã bùng lên sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tới Nga vào tháng 9/2023 để gặp Tổng thống Vladimir Putin và thăm các cơ sở quân sự quan trọng. Mỹ và các đồng minh cáo buộc Triều Tiên tìm kiếm công nghệ cao của Nga để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân và tên lửa để đổi lấy việc chuyển giao các vũ khí thông thường cho Nga.
Trong cuộc họp ngắn với các nhà lập pháp ngày 1/11, Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho biết hơn một triệu quả đạn pháo của Triều Tiên đã được gửi tới Nga kể từ tháng 8 thông qua tàu và máy bay vận tải. Theo nhà lập pháp Yoo Sang Bum, người tham dự cuộc họp giao ban của NIS, cho biết Triều Tiên đã giao đạn pháo cho phía Nga được khoảng hai tháng nay.
NIS đánh giá rằng Triều Tiên đã vận hành hết công suất các nhà máy sản xuất vũ khí của mình để đáp ứng nhu cầu đạn dược của Nga và đang huy động người dân tăng cường sản xuất. Đáp lại, Triều Tiên có thể sẽ nhận được hỗ trợ công nghệ của Nga trong kế hoạch phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên vào không gian. Hai nỗ lực phóng vệ tinh do thám gần đây của Triều Tiên đều thất bại do vấn đề kỹ thuật. Triều Tiên đã không thực hiện được vụ phóng tên lửa thứ ba vào tháng 10.
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đang tìm cách nhận được các công nghệ liên quan đến hạt nhân, máy bay chiến đấu hoặc thiết bị máy bay liên quan và hỗ trợ thiết lập mạng lưới phòng không từ Nga.
Đáp lại những lời chỉ trích, Fox News dẫn lời Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui cho biết, các đối thủ của Triều Tiên “có lợi ích địa chính trị quan trọng trong việc phi pháp hóa quan hệ Triều Tiên-Nga, trong bối cảnh tình hình chính trị quốc tế hiện nay và các cuộc khủng hoảng mà Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang phải đối mặt ở trong và ngoài nước”.
Ông phát biểu ngày 28/10: “Mối quan hệ song phương Triều Tiên-Nga đang phát triển trên cơ sở các nguyên tắc được luật pháp quốc tế công nhận như chủ quyền quốc gia, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp, bình đẳng và cùng có lợi theo hiệp ước hữu nghị, láng giềng tốt đẹp và hợp tác giữa Triều Tiên và Nga, một hiến pháp hợp pháp về luật pháp quốc tế. Đây là một thuộc tính nội tại của mối quan hệ Triều-Nga”.
Cũng theo AP, Triều Tiên nỗ lực mở rộng hợp tác với Nga và Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng an ninh kéo dài với Mỹ và những khó khăn trong nước do đại dịch gây ra. Hãng tin này cho rằng có dấu hiệu rõ ràng về những rắc rối kinh tế khiến Triều Tiên đang tiến tới đóng cửa một số cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 2/11 xác nhận kế hoạch Triều Tiên đóng cửa các đại sứ quán ở Uganda, Angola và Tây Ban Nha cũng như một lãnh sự quán ở Hong Kong (Trung Quốc). Bộ này dự đoán Triều Tiên có thể đóng cửa thêm các cơ quan ngoại giao. Truyền thông Triều Tiên hồi đầu tuần cũng xác nhận các đại sứ của họ tại Angola và Uganda đã gửi lời "chào tạm biệt" đến lãnh đạo các quốc gia này từ tuần trước.
Trước đó, ngày 31/10, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết việc đóng cửa phản ánh những khó khăn tài chính của Triều Tiên. Họ cho biết nước này có quan hệ ngoại giao với hơn 150 quốc gia nhưng chỉ điều hành khoảng 50 cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.
Triều Tiên đang tập trung vào việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình trong khi từ chối quay lại đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc, trong bối cảnh vẫn phải xoay sở để phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Theo phía Hàn Quốc, Triều Tiên đang chuẩn bị mở rộng hợp tác kinh tế với Trung Quốc, đối tác thương mại và nhà bảo trợ kinh tế lớn nhất của nước này, trước khi nỗ lực mở lại hoàn toàn biên giới quốc tế. Theo NIS, họ thu được thông tin tình báo cho thấy Triều Tiên đã cử một phái đoàn kinh tế tới Trung Quốc vào tháng trước để thu hút các nhà đầu tư.
Giám mục bị đâm dao khi thuyết giảng ở nhà thờ Sydney cho biết ông đang hồi phục rất nhanh và tha thứ cho thiếu niên đã tấn công mình.
Cơ quan y tế Dải Gaza nói đòn tập kích của Israel trúng trường học ở miền bắc khiến 22 người chết, trong khi Tel Aviv nói họ nhắm vào trung tâm chỉ huy của Hamas.
Iran mở đợt tập kích lớn vào Israel, nhưng được thực hiện kiềm chế nhằm tránh leo thang xung đột, vừa thiết lập khả năng răn đe với Tel Aviv.
Lực lượng Israel đã giải cứu thành công 4 con tin bằng cuộc đột kích táo bạo, nhưng gây thương vong lớn với dân thường Gaza, khiến Tel Aviv đối mặt nhiều chỉ trích.
Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 9-10, cả hai lãnh đạo Thái Lan và Brunei đều khẳng định sẽ thu xếp để sớm thăm Việt Nam.
Những leo thang căng thẳng gần đây ở Biển Đỏ đã khiến các hãng vận tải hàng hóa quan trọng toàn cầu phải đi đường vòng. Nhưng đây hầu như không phải là vấn đề duy nhất mà các hãng vận tải lớn phải đối phó khi năm 2024 bắt đầu.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo một tiêm kích bom Su-34 rơi ở vùng núi ở Bắc Ossetia, hai phi công tử nạn.
Nga tuyên bố việc Mỹ đưa tên lửa tầm xa đến Đức là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và đe dọa sẽ đáp trả bằng biện pháp quân sự.
Dù chiến sự căng thẳng, Ukraine vẫn quyết liệt chống nạn tham nhũng, kẻ thù từ bên trong, vì cần giữ niềm tin của đồng minh và hướng đến gia nhập EU.