Bộ GD&ĐT nhìn nhận, mạng lưới các trường sư phạm có độ bao phủ cao, gắn với các vùng và địa phương, dần hình thành mạng lưới cơ sở đào tạo đa ngành có đào tạo giáo viên, cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông.
Tuy nhiên theo Bộ, có sự phân bổ chưa đồng đều, sự tập trung của một số trường đại học sư phạm lớn tại các trung tâm kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt.
Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, mạng lưới các trường sư phạm cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở sư phạm khá độc lập trong hoạt động đào tạo, chưa thật sự tạo thành một mạng lưới thống nhất, tính liên thông trong hệ thống còn yếu, chưa có sự chia sẻ nguồn lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo giáo viên của toàn ngành.
Mặt khác, số lượng các trường cao đẳng sư phạm trong những năm gần đây giảm một phần do thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU về tinh giảm đầu mối và biên chế, và thực hiện luật giáo dục 2019, yêu cầu trình độ của giáo viên tiểu học và THCS được nâng lên đại học, do đó các trường cao đẳng chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non.
Để sử dụng hiệu quả nguồn lực, một số trường cao đẳng sư phạm trở thành phân hiệu của các trường đại học sư phạm hoặc trường đại học đa ngành hoặc sáp nhập với các trường cao đẳng địa phương.
Bộ GD&ĐT cũng cho hay, đến năm 2045, tổng số nhu cầu cần bổ sung cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cấp học từ mầm non đến phổ thông khoảng 500.000 người.
Như vậy, mỗi năm cần cung cấp bổ sung khoảng 43.000 giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cấp, trong đó, bậc học mầm non cần bổ sung khoảng 16.000 người, bậc tiểu học cần khoảng 7.000 người, bậc THCS cần khoảng 7.000 và bậc THPT cần khoảng 12.000 người.
Theo Bộ, hiện nay hệ thống các trường, khoa sư phạm cung cấp hàng năm khoảng hơn 20.000 sinh viên tốt nghiệp.
Với nhu cầu giáo viên cần được đào tạo hằng năm như trên, việc tập trung năng lực đào tạo cho các trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên, trong đó, có từ hai đến ba trường đại học sư phạm trọng điểm và từ 5-6 trường đại học sư phạm chủ chốt đào tạo giáo viên với chỉ tiêu tuyển sinh chiếm khoảng 70% chỉ tiêu đào tạo đại học đối với ngành sư phạm trong cả nước
Sẽ sáp nhập 38 trường cao đẳng sư phạm và cao đẳng đa ngành đào tạo
Theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ GD&ĐT, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên sẽ được sắp xếp theo hướng tinh gọn, phân định vai trò, sứ mạng, căn cứ năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên.
Tới năm 2030, toàn quốc có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên các trình độ. Cụ thể 11 cơ sở giáo dục đại học giữ vai trò hạt nhân và nòng cốt của mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên trong từng vùng và khu vực; tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc.
Khoảng 22 trường đại học (hầu hết trực thuộc UBND cấp tỉnh) đào tạo đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp học của địa phương và các tỉnh lân cận với khoảng 44% quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc. Khoảng 17 cơ sở giáo dục đại học khác tham gia đào tạo một số ngành đào tạo giáo viên đặc thù, chiếm khoảng 6% quy mô đào tạo.
Theo đó, 11 sơ sở giáo dục đại học giữ vai trò chủ chốt đào tạo giáo viên là: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Đại học Sư phạm 2, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Đại học Tây Nguyên, Đại học Cần Thơ.
Đối với các trường cao đẳng sư phạm sẽ tổ chức, sắp xếp lại theo các phương án như sáp nhập vào một số trường đại học sư phạm hoặc một trường đại học có đào tạo giáo viên trong vùng hoặc sáp nhập vào một trường đại học tại địa phương. Đến năm 2030 không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng đa ngành.
Tỉnh Lai Châu vừa thông báo phân luồng, phân làn giao thông để khắc phục đoạn tuyến bị nứt gãy đường tỉnh 129 địa phận bản Nà Kế, xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ.
HĐND tỉnh Bình Dương tán thành chủ trương thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thị xã Bến Cát lên thành phố Bến Cát.
Công an thị xã Tân Uyên (Bình Dương) khẳng định thông tin đăng phát trên mạng xã hội với nội dung “công an đánh người bầu” là bịa đặt, đồng thời cho biết nguyên nhân vụ việc.
Chiều 22/6 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thượng tướng Álvaro López Miera, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba đang thăm chính thức Việt Nam.
Trong văn bản gửi UBND tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương khẳng định cơ quan cấp dưới đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Hưng...
Hội thảo với chủ đề “Đại tướng Chu Huy Mân - Nhà chính trị, quân sự xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương...
Người phụ nữ ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An để lại bức thư dài 3 trang giấy, gửi lời xin lỗi gia đình rồi nhảy xuống sông Lam tự tử.
Ngày 22.7, LĐLĐ tỉnh An Giang phối hợp với LĐLĐ quận 1, TPHCM tổ chức lễ trao tặng Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên, người lao động trên địa...
Cục Cảnh sát giao thông đã huy động 30 ccảnh sát giao thông hỗ trợ, tăng cường cho 10 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội.