Nguồn thạo tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết, nước này và Trung Quốc đã bắt đầu rút quân khỏi các địa điểm đối đầu tại khu vực biên giới tranh chấp dọc dãy Himalaya.
Sau 4 năm căng thẳng ở biên giới, Ấn Độ-Trung Quốc bắt đầu rút quân theo thỏa thuận, New Delhi nhận xét 'bình đẳng' |
Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận rút quân khỏi Đường kiểm soát thực tế (LAC) sau nhiều năm căng thẳng. (Nguồn: PTI) |
Trước đó trong tuần này, hai nước láng giềng châu Á có sở hữu vũ khí hạt nhân đã đạt thỏa thuận về cơ chế tuần tra biên giới nhằm chấm dứt tình trạng căng thẳng quân sự kéo dài nhiều năm qua. Động thái này được kỳ vọng sẽ cải thiện quan hệ chính trị và thương mại giữa hai nước châu Á.
Tin liên quan |
Ấn Độ nói không bao giờ thỏa hiệp về an ninh biên giới với Trung Quốc Ấn Độ nói không bao giờ thỏa hiệp về an ninh biên giới với Trung Quốc |
Ngày 24/10, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tiết lộ, nước này và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán ở cả cấp độ ngoại giao và quân sự nhằm giải quyết những khác biệt ở một số khu vực dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) vốn đã kéo dài 4 năm qua.
Tờ Times of India dẫn lời ông Singh lưu ý: "Theo các cuộc đàm phán, (hai bên) đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi để khôi phục tình hình thực tế dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và an ninh chung. Đây là sức mạnh của việc tham gia đối thoại liên tục vì sớm hay muộn các giải pháp sẽ xuất hiện".
Theo ông, thỏa thận này bao gồm cả việc tuần tra và chăn thả gia súc ở các khu vực truyền thống.
Về phía Trung Quốc, hãng tin Reuters đưa tin, ngày 25/10, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho biết, quân đội hai bên đang thực hiện các công việc liên quan thỏa thuận với tiến triển suôn sẻ.
Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã giảm sút đáng kể sau vụ đụng độ khốc liệt ở Thung lũng Galwan vào tháng 6/2020, gây đổ máu cho quân đội hai bên, đánh dấu cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng nhất giữa hai bên trong nhiều thập kỷ.
Trong thời gian qua, hai quốc gia tỷ dân châu Á đã nỗ lực đàm phán để giải quyết căng thẳng ở khu vực này và cho đến gần đây đã đạt được đột phá cũng như thống nhất về các điều khoản trong thỏa thuận.
Đại sứ quán liên hệ điện thoại hàng ngày với hội người Việt tại Kursk để theo dõi tình hình và sẵn sàng phương án sơ tán bà con đến vùng an toàn ở các tỉnh lân cận.
Mỹ bắn hạ nhiều tên lửa của Houthi, Ukraine tố Nga sử dụng tên lửa Triều Tiên, Mỹ lo về vai trò của Iran, Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Nhật Bản, tấn công khủng bố tại Israel… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Phản ứng trước quyết định của Thụy Điển nâng cảnh báo khủng bố từ mức 5 lên mức 4, Đại sứ quán Malaysia tại Stockholm đã ban hành cảnh báo về đi lại cho người dân quốc gia châu Á cư trú hoặc đi du lịch đến đất nước châu Âu.
Iran có kho tên lửa khổng lồ và đồng minh khắp Trung Đông như một công cụ 'bảo hiểm', trong khi Israel nhận được hậu thuẫn quan trọng từ Mỹ khi xung đột leo thang.
Bà Trương ở Quý Châu bị kết án 6 tháng tù treo vì trồng 900 cây thuốc phiện trên sân thượng chung cư để 'làm gia vị nấu lẩu'.
Nga cho biết Ukraine tiến hành đợt tập kích lớn trong đêm bằng UAV, phần lớn nhắm vào tỉnh Rostov, nơi có một sân bay quân sự.
Ngày 11/1, Tổng thống Argentina Javier Milei mời Giáo hoàng Francis về thăm quê hương, trong nỗ lực giảm căng thẳng quan hệ với người đứng đầu Tòa thánh Vatican.
Gia đình nhiều con tin Israel biểu tình gần biên giới, thậm chí đòi xông qua hàng rào biên giới vào Gaza, với hy vọng đưa người thân trở về.
Giao tranh tại Nargony-Karabakh, khu vực tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia, lại bùng phát. Các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh diễn ra dọc theo toàn bộ đường giới tuyến của khu vực này.