Đến ngày 8/8, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục đối với Hồ chứa nước Đắk N'ting (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong), đường Hồ Chí Minh tại Km 1.900+350 (phường Nghĩa Thành, TP Gia Nghĩa); sạt trượt khu vực Bon Bu Krắc và Bon Bu Prăng 1A (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức) do mưa lũ kéo dài gây ra. Theo nhận định của Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, cả 5 điểm trên đều có hiện trạng là các cung trượt, nằm ở nơi giao nhau của các đứt gãy.
Các khu vực này đều có đặc điểm chung là bất ổn về mặt địa hình, địa chất. Theo TS. Đỗ Văn Lĩnh, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, các khu vực sạt trượt này có dấu hiệu diễn biến phức tạp, cần thời gian theo dõi. Liên đoàn cũng đề xuất Đắk Nông nên đầu tư đề tài khảo sát, cảnh báo và dự báo vùng nguy cơ sạt lở đất trên toàn tỉnh. Nguyên nhân gây sạt lở ở Tây Nguyên. Đánh giá về nguyên nhân gây sạt lở ở Tây Nguyên, TS Nguyễn Quốc Thành, Viện Địa chất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, đây được xác định là "trượt đất", hiện tượng này thường xảy ở những nơi có địa hình dốc trong lớp vỏ phong hóa của đá.
Theo thời gian, đá bị phong hóa và trong lớp vỏ phong hóa tơi xốp như đất chứa các khoáng vật sét, đặc biệt là montmorillonite rất nhạy cảm với nước. Khi mưa xuống, một lượng nước sẽ ngấm vào đất, làm tăng độ ẩm, tăng khả năng trương nở của đất. Ngoài ra, địa hình ở Tây Nguyên đồi dốc cao, khi độ ẩm tăng làm suy giảm độ bền của đất, làm lực gây trượt tăng lên cùng với áp lực trương nở bên trong khối trượt đẩy ra phía ngoài gây hiện tượng trượt lở phát triển.
Các vết nứt xuất hiện khi khối trượt đã hình thành. Vết nứt càng rộng và kéo dài thì khối trượt càng lớn. Giải pháp xử lý được TS Nguyễn Quốc Thành chỉ ra là cấp thiết phải tiến hành ngay các giải pháp ngăn chặn nước chảy vào trong thân khối trượt. Trên mặt mái dốc phải được bảo vệ bằng các giải pháp thích hợp như trồng cỏ hoặc phủ vữa xi măng, bitum chống sự xâm nhập phá hoại trực tiếp từ nước mưa.
PGS.TS Trần Tân Văn - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TNMT) cho rằng, hiện nay ở nhiều nơi, không chỉ ở Tây Nguyên các hoạt động của con người như làm đường, nhà, hồ thuỷ lợi, thuỷ điện…khiến cho các sườn dốc đồi, núi bị "mất chân".
"Những đợt mưa lớn kéo dài khiến đất đá bị bão hòa chính là yếu tố kích hoạt gây sạt trượt, nứt đất trong thời gian qua tại các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Độ ổn định sườn dốc thường do 3 nhóm yếu tố quyết định. Thứ nhất là hình thái sườn dốc, đó là độ dốc, chiều cao, các chiều dài, rộng…Thứ hai là tính chất cơ lý của đất đá tạo nên sườn dốc", PGS.TS Trần Tân Văn chia sẻ.
PGS.TS Trần Tân Văn nêu ví dụ ở các tỉnh Tây Nguyên phân bố nhiều đá núi lửa bazan, phong hóa ra thành đất đỏ tơi xốp, dễ bị rửa trôi, bóc mòn, dễ bị phá huỷ kết cấu khi bão hòa nước, có thể xếp vào loại đất "có vấn đề".
Đặc biệt là các sườn dốc nhân tạo như những nơi phải đổ đất, đắp lên, đầm chặt để tạo thành nền đường, thì lại càng dễ bị trượt sạt. Yếu tố thứ ba tác động đến độ ổn định sườn dốc là nước, cả nước mặt lẫn nước ngầm. Các nhà địa chất, địa kỹ thuật thường nói "nước là kẻ thù của sườn dốc".
"Khi con người tác động vào tự nhiên càng nhiều thì chính chúng ta phải gánh những hậu quả càng lớn, do tự nhiên phản ứng lại", PGS.TS Trần Tân Văn nhấn mạnh.
Các biện pháp áp dụng trong tình huống khẩn cấp về thiên tai
Theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Nghị định trên quy định tình huống khẩn cấp về thiên tai là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra đã gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe, nhà ở của nhiều người dân và các công trình đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng như sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, bến cảng quốc gia, hệ thống lưới cao thế từ 66 kV trở lên, các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trường học, bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, trụ sở các cơ quan từ cấp huyện trở lên, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cần tổ chức triển khai ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn hậu quả và khắc phục nhanh hậu quả, được công bố bằng quyết định của người có thẩm quyền.
Nghị định nêu rõ thẩm quyền và trình tự công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng, vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả của bộ, ngành, địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Căn cứ diễn biến thiên tai hoặc kết quả khắc phục sự cố, cơ quan tham mưu trình người có thẩm quyền ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp thiên tai.
Tuổi Trẻ làm cầu nối cùng bạn đọc chia sẻ với đồng bào khó khăn sau cơn bão số 3.
Truyền thông Ba Lan đưa tin, một người đàn ông đã trèo lên tượng đài ở Quảng trường Pilsudski ở trung tâm thủ đô Warsaw và dọa thực hiện đánh bom liều chết.
12/6, máy dò kim loại tại tòa án tỉnh Nara, nơi diễn ra phiên xét xử đối tượng bị buộc tội sát hạt cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã rung lên khi quét một hộp giấy. Hiện cảnh sát đang xác định vật thể này.
ASEAN có những nỗ lực mang tính xây dựng, từ việc xoa dịu căng thẳng trên Biển Đông đến quan ngại về tình hình Bán đảo Triều Tiên bằng cách kêu gọi ưu tiên đối thoại và thúc đẩy tôn trọng luật pháp.
Chiều 12-8, Công an huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận phối hợp với các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường và tử thi liên quan vụ đuối nước của 2 cha con.
Cảnh sát Seoul đã bắt giữ thêm 3 đối tượng gửi thư điện tử tuyên bố sẽ thực hiện các vụ tấn công ở các nhà ga của Seoul và đe dọa giết 5 người khác trước cổng một trường học ở thủ đô.
Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ tại cuộc tiếp xúc, hai bên chỉ trao đổi về lĩnh vực ổn định chiến lược trong khuôn khổ Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) và Ukraine.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên án việc “đàn áp Trung Quốc” do Mỹ dẫn đầu, trong bài phát biểu tại Bắc Kinh vào cuối ngày 6-3.
Nước ứng viên EU Gruzia tuyên bố có 'lý lẽ mạnh mẽ' chống lại việc áp đặt trừng phạt đối với nước láng giềng Nga .