Thấy rau củ thu hoạch từ mảnh vườn 100 m2 của bố mẹ quá nhiều, anh Trần Hải Âu, 38 tuổi, ở quận Ninh Kiều quyết định mở sạp trước cửa nhà, tặng cho người cần.
Quyết định này được bố mẹ anh ủng hộ. Rau của được chăm bón bằng phân hữu cơ, không thuốc trừ sâu, phân hóa học.
Sạp rau chỉ là một chiếc bàn gỗ, phía trước đặt tấm biển "Ai cần cứ lấy, ai dư thì cho. Ai lấy cũng được, lấy đủ là được". Đầu tháng 9, sạp bắt đầu mở cửa, từ 15h30 đến 21h hàng ngày với 15-20 bó rau các loại, tùy thuộc vào lượng rau thu hoạch trong vườn.
Ban đầu chỉ vài người ở gần nhà đến lấy, sau một tuần số người nhận rau tăng gấp ba. Họ đa phần là người bán vé số, thu gom phế liệu, chạy xe ôm hoặc công nhân ở quận Ninh Kiều. Mọi người đều có ý thức lấy chỉ đủ ăn trong một, hai bữa, dành phần cho người đến sau.
Mong phục vụ nhiều người hơn, bố con anh Âu trồng thêm gần 20 luống rau mới. Trong thời gian chờ rau được thu hoạch, anh mua rau từ chợ đầu mối để tặng bà con. Ban đầu lượng rau đi mua thêm khoảng 20-30 kg một ngày, đủ cho 15-20 người. Nhưng nay số rau tăng đến 50-60 kg bởi có gần 40 người thường xuyên đến lấy.
"Tôi không muốn bà con phải thất vọng quay về vì hết rau nên cố tìm cách cung ứng tốt nhất có thể. Sức đến đâu tôi làm đến đó", anh Âu nói.
Hơn một tháng nay, cứ 4h chiều bà Nguyễn Thị Mỹ Liên, 61 tuổi, lại ghé cửa nhà anh Hải Âu trên đường Võ Văn Kiệt, quận Ninh Kiều để nhận rau, củ, quả miễn phí.
Bà Liên làm nghề dọn dẹp, rửa bát thuê. Nhiều tháng nay bà không có thu nhập bởi sức khỏe yếu và bận chăm sóc mẹ ốm. Không ít ngày bà phải ăn mì gói qua bữa.
"Từ ngày được tặng rau, tôi tiết kiệm được một khoản, bù thêm phí trang trải cuộc sống, thuốc men", bà Liên nói. Bà cũng mách những người có hoàn cảnh khó khăn ở gần nhà, ai cần ra lấy.
Biết đến hoạt động của anh Âu, nhiều người lạ ở Cần Thơ, Bình Định, TP HCM cũng liên lạc để góp sức. Họ gửi thêm chà bông (ruốc), trứng, cá khô, xúc xích, bánh bao nhờ đặt lên sạp rau để mọi người thêm lựa chọn. Thậm chí, nhiều tiểu thương ở chợ đầu mối cũng tặng hoặc bán giá gốc khi biết anh tặng rau cho người cần. Sự góp sức của cộng đồng khiến anh Ân xúc động, nói sẽ cố gắng duy trì sạp rau lâu dài.
"Thêm một nải chuối hay bớt một mớ rau không khiến tôi giàu lên hay nghèo đi, quan trọng được góp một phần sức để mọi người thấy cuộc sống ý nghĩa hơn", anh nói.
Ông Nguyễn Văn Minh, Bí thư, Trưởng khu vực 2 phường An Khánh, quận Ninh Kiều, Cần Thơ cho biết sạp rau 0 đồng của anh Trần Hải Âu đã hỗ trợ được một phần cho người có hoàn cảnh khó khăn.
"Những bó rau củ dù nhỏ nhưng gửi gắm nhiều nghĩa tình lớn", ông Minh nói.
Quỳnh Nguyễn
Thiếu niên 17 tuổi, ở huyện Đăk Mil, tự chế pháo, bất ngờ pháo phát nổ gây đa chấn thương, bác sĩ buộc phải cắt bỏ bàn tay trái.
Việc để nhựa xương rồng bắn vào mắt có thể gây ra bỏng kết giác mạc, nhiễm trùng mắt, có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
Điện Thái Hòa mở cửa đón du khách từ 22/9 khi di tích cố đô đang trong giai đoạn cuối trùng tu.
Lễ cúng trăng là một trong ba lễ lớn trong năm của đồng bào Khmer. Trong nghi thức cúng trăng, phải có vật cúng chính là cốm dẹp.
Người khám sức khỏe để cấp đổi giấy phép lái ôtô phải xét nghiệm 5 loại ma túy song không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn trừ khi có yêu cầu của bác sĩ.
Trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ hữu nghị Thanh niên Việt Nam - Lào năm 2023, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam thăm và giao lưu với thanh niên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào (Thủ đô Viêng Chăn, Lào).
Một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 tại quận 1 (TP.HCM) đã chuẩn bị từng túi hồ sơ cho 40 đứa học trò lớp mình đi thi tuyển sinh lớp 10 vài ngày nữa.
Tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), hình tượng cá chép vượt vũ môn hóa rồng đặt tại công viên Yến Phi khiến nhiều người dân, du khách thích thú.
Em - cô gái tỉnh lẻ chân phương, biết lắng nghe và chia sẻ, cao 1m56, nặng 47 kg, tốt nghiệp đại học, sống và làm việc tại Hà Nội.