Từ niềm đam mê với diều, một giáo viên người Anh từng phát minh cỗ xe kéo bằng cặp diều khổng lồ, có thể chạy 32 km/h vào thế kỷ 19.
Ngày 8/1/1822 đánh dấu một chuyến đi đặc biệt từ Bristol tới Marlborough. Một giáo viên người Anh tên George Pocock đưa vợ và các con vượt qua hành trình 182 km trên cỗ xe kéo bằng hai cánh diều khổng lồ thay vì dùng ngựa. Pocock tự thiết kế cỗ xe và đặt tên cho nó là "Charvolant", theo Amusing Planet.
Pocock say mê diều từ khi còn nhỏ. Khi chơi và thí nghiệm với diều, ông nhận ra diều có lực nâng cực lớn. Cậu bé Pocock từng buộc nhiều viên đá nhỏ vào cuối dây diều và nhìn nó bay vọt lên không trung. Khi Pocock lớn hơn, những thí nghiệm của ông trở nên táo bạo và nguy hiểm hơn, thậm chí bao gồm cả con cái. Trong một thí nghiệm, ông đặt con gái nhỏ lên một chiếc ghế đan bằng cây liễu gai, nhấc bổng bé lên bằng chiếc diều cao hơn 9 m, sau đó để bé bay qua hẻm núi Avon. May mắn là cô bé vẫn sống sót. Cuối năm 1824, Pocock để con trai bay lên lên đỉnh vách đá cao hơn 60 m ở ngoại ô Bristol.
Hai năm sau, Pocock xin cấp bằng sáng chế cho thiết kế cỗ xe Charvolant. Charvolant bao gồm hai chiếc diều trên một sợi dây dài 457 - 549 m (khoảng nửa kilomet), có thể kéo cỗ xe chở vài hành khách ở tốc độ tương đối nhanh. Việc cầm lái dựa vào 4 dây điều khiển gắn liền với chiếc diều và một thanh hình chữ T kiểm soát hướng của bánh trước. Phanh được thực hiện bằng cách đè một thanh sắt xuống mặt đường. Không lâu sau phát minh và nhiều thử nghiệm mạo hiểm, Pocock xuất bản một cuốn sách mô tả trải nghiệm di chuyển bằng Charvolant. "Loại hình giao thông này dễ chịu nhất trong số tất cả phương tiện", Pocock viết. "Nhờ tận dụng sức gió, cỗ xe lướt mau lẹ trên mặt đất, cung cấp chuyến đi nhanh nhưng không ồn ào chút nào".
Theo Pocock, trong khi thử nghiệm, Charvolant di chuyển ở tốc độ 32 km/h trên quãng đường dài. Cỗ xe có thể đi được 1,6 km trong 2,75 phút, ngay cả trên đường tắc nghẽn. Do trọng lượng của phương tiện được đỡ một phần bởi chiếc diều, cỗ xe lướt qua mọi ổ gà, giúp chuyến đi ít xóc nảy hơn.
Pocock nỗ lực thu hút sự chú ý từ cộng đồng với phát minh của ông, khẳng định Charvolant có thể chạy tự do qua trạm thu phí bởi phí được thu theo số lượng ngựa kéo xe, mà Charvolant không dùng con ngựa nào. Pocock cũng quảng bá nhiều cách sử dụng diều khác, như lực đẩy phụ cho tàu bè, phương tiện thả neo và cứu hộ từ xác tàu. Bất chấp những nỗ lực của ông, Charvolant không được chú ý do điều khiển cỗ xe không hề dễ dàng. Dù vậy, Pocock và gia đình ông tiếp tục sử dụng Charvolant cho những chuyến đi dã ngoại tới khi ông qua đời năm 1843.
An Khang (Theo Amusing Planet)
Các công nhân xây dựng đã khai quật được kho báu gồm 285 đồng bạc được giấu trong rãnh cống, có thể thuộc về một thị trưởng thế kỷ 17.
Thư viện Quốc hội đăng tải tài liệu tham khảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có tham khảo quy định xử phạt nồng độ...
Bốn ngày sau khi bị tấn công mã hóa dữ liệu, hệ thống của Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post hoạt động trở lại, nhưng nhiều tính năng chưa được khôi phục.
Thị Nại là đầm nước mặn lớn của tỉnh Bình Định, có diện tích hơn 5.000 hecta nằm trên địa phận các huyện Phù Tuy Phước và TP. Quy Nhơn. Từ lâu, những cánh rừng ngập mặn nơi đây được ví như là “lá phổi xanh” với hệ sinh thái đa dạng độc đáo. Đầm cũng là nơi mưu sinh cho hàng nghìn hộ dân sống ven khu vực này. Nhận thấy lợi ích từ việc phục hồi rừng ngập mặn, người dân đã cùng chung tay bảo vệ những cánh rừng.
Viện Công nghệ sinh học sử dụng công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới (NGS) nhằm xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, người mất tích trong chiến tranh.
Nhật Bản tìm thấy mỏ khoáng sản khổng lồ gần một hòn đảo Minami - Torishima chứa khoảng 230 triệu tấn mangan, 610.000 tấn cobalt và 740.000 tấn nickel.
Khi đang dắt chó đi dạo cùng mẹ, một cậu bé 12 tuổi ở Anh đã bất ngờ tìm thấy một vật quý hiếm trên cánh đồng: Một chiếc vòng tay bằng vàng từ thế kỷ thứ nhất.
Mỗi trí thức, nhà khoa học kể câu chuyện nhỏ nhưng lại ý nghĩa rất lớn, giúp các lãnh đạo có thêm tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận vấn đề mới, theo Thủ tướng.
Robot tự hành Chúc Dung của Trung Quốc tìm thấy bằng chứng mới về đường bờ biển cổ đại, củng cố giả thuyết sao Hỏa từng có một đại dương khổng lồ.