Sai lầm chiến thuật khiến chiến dịch phản công của Ukraine bế tắc

00:40 16/11/2023

Việc áp dụng chiến thuật tấn công "chớp nhoáng" kiểu phương Tây khiến Ukraine chật vật trước phòng tuyến Nga và không thể tiến thêm khi mùa đông đến.

Đại tướng Mark Milley, cựu chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, hồi giữa tháng 9 cho rằng Ukraine chỉ còn hơn một tháng để tiến hành phản công, trước khi mưa, bùn lầy gây ảnh hưởng tới khả năng cơ động trên chiến trường.

Tướng Valery Zaluzhny, tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraine, ngày 1/11 thừa nhận cuộc phản công của nước này đang rơi vào "bế tắc", thêm rằng rất có thể Kiev sẽ không đạt được "bước đột phá ấn tượng" nào như mong đợi khi bắt đầu chiến dịch vào tháng 6.

Dù Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố quân đội Ukraine đang cân nhắc thay đổi chiến lược để có thể đẩy nhanh tốc độ tiến công trong thời gian tới, các chuyên gia quân sự cho rằng Kiev sẽ rất khó xoay chuyển được tình thế, khi Ukraine đang bước vào thời kỳ "bezdorizhzhia".

Đây là thuật ngữ chỉ hiện tượng mặt đất trở nên lầy lội, nhão nhoét do ảnh hưởng của thời tiết. Hiện tượng này xuất hiện rõ nhất khi băng tan vào mùa xuân, nhưng cũng thường xảy ra sau những trận mưa lớn vào mùa thu.

Được người Nga gọi là "rasputitsa", hiện tượng này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ hành quân trên chiến trường, đặc biệt là với phe tấn công. Vào mùa này, hầu hết các loại xe quân sự chỉ có thể di chuyển trên đường nhựa, ngay cả xe tăng vốn được thiết kế để hoạt động trên địa hình gồ ghề.

Bùn lầy cũng gây khó khăn cho quá trình hành quân bộ của binh sĩ. Khi trời lạnh hơn và mặt đất đóng băng, họ có thể di chuyển dễ dàng hơn, nhưng dễ bị đối phương phát hiện bằng mắt thường hoặc thiết bị tầm nhiệt khi di chuyển trên nền tuyết trắng. Lực lượng Nga ít bị ảnh hưởng hơn, do họ cố thủ trong các công sự, hầm hào được cách nhiệt và bảo vệ tốt.

"Quân đội Ukraine sẽ không thể tiến hành bất cứ đợt tiến công đáng kể nào vào mùa đông. Chiến dịch phản công quy mô lớn của họ trên thực tế đã bị chặn đứng", Lewis Page, biên tập viên của Telegraph, nhận định. "Tấn công vào thời kỳ bezdorizhzhia là ý tưởng rất tồi tệ".

Page và các chuyên gia quân sự nhận định chiến dịch phản công của Ukraine bế tắc do chiến thuật xung kích kiểu NATO mà họ áp dụng trong giai đoạn đầu của chiến dịch phản công, với kỳ vọng sẽ nhanh chóng áp đảo hệ thống phòng tuyến Nga để giành lại lãnh thổ, giúp kết thúc cuộc chiến trong vài tuần.

Các chiến lược gia phương Tây cho rằng chiến thuật này dựa trên học thuyết "Bliztkrieg" (chiến tranh chớp nhoáng) từ hồi Thế chiến II, trong đó phe tiến công phát huy sức cơ động và hỏa lực của xe tăng, thiết giáp hiện đại để chọc thủng hệ thống phòng ngự đối phương, phát triển tiến công sâu hơn vào hậu tuyến địch.

Để đáp ứng chiến thuật trên, Mỹ và đồng minh đã chuyển giao lượng lớn xe tăng, thiết giáp hiện đại cho Ukraine. Tính đến tháng 8, thời điểm thời tiết vẫn thuận lợi cho chiến dịch phản công, Kiev đã tiếp nhận tổng cộng 87 xe tăng Leopard và 14 chiếc Challenger, chưa kể số xe tăng sản xuất từ thời Liên Xô trong biên chế.

"Họ sở hữu lượng xe tăng, thiết giáp có quy mô cỡ một sư đoàn, đủ để giành chiến thắng như lời các sĩ quan phương Tây nói", biên tập viên Page cho biết.

Nhưng chiến thuật đánh nhanh, thắng nhanh của Ukraine sớm phá sản trước phòng tuyến Surovikin kiên cố của Nga ở mặt trận phía nam, với các bãi mìn dày đặc khiến xe tăng, thiết giáp mắc kẹt và làm mồi cho hỏa lực không quân, pháo binh. Các mũi xung kích nhanh chóng bị chặn lại trước chiến hào Nga, khiến Ukraine hứng chịu tổn thất nặng nề trong vài tuần đầu phản công.

Thực tế này khiến các quan chức phương Tây thất vọng. Họ cho rằng nguyên nhân thất bại không phải là sai lầm về chiến thuật, hay do xe tăng, thiết giáp không còn hiệu quả trong chiến tranh hiện đại, mà là vì Ukraine đã không vận hành chiến thuật này một cách đúng đắn.

"Họ nghĩ nếu sư đoàn thiết giáp trên được trao vào tay các sĩ quan phương Tây, kết quả sẽ khác hơn rất nhiều", Page cho biết. "Tuy nhiên, tôi không cho rằng họ có thể làm tốt hơn sĩ quan Ukraine".

Các chuyên gia quân sự cho hay để có thể thực hiện thành công một chiến dịch tấn công chớp nhoáng kiểu "Bliztkrieg", xe tăng, thiết giáp trước hết phải vượt qua được phòng tuyến đầu tiên của đối phương. Đây là thử thách lớn với Ukraine hay bất cứ đội quân nào, do các phòng tuyến Nga rất kiên cố, được gài mìn dày đặc và có hỏa lực áp đảo.

Để vượt qua phòng tuyến đối phương, về lý thuyết Kiev có thể chọn phương án đi vòng qua, giống như cách tướng Đức Heinz Guderian từng làm để đánh bại phòng tuyến Maginot nổi tiếng của Pháp hồi Thế chiến II.

Lực lượng phòng thủ của Nga ở mặt trận phía đông mỏng hơn so với mặt trận phía nam, nên Ukraine có thể mở các cuộc tấn công lớn theo hướng này để gây sức ép lên khu vực biên giới của Nga, hoặc đi vòng để đánh úp phòng tuyến Surovikin từ phía đông.

Cả hai phương án sẽ buộc Nga phải rút bớt lực lượng ở mặt trận phía nam, không thể tiếp tục gia cố các phòng tuyến, tạo điều kiện để Ukraine mở cuộc đột kích thật sự ở khu vực giữa Donetsk và biên giới với Nga.

Tuy nhiên, phương án này trên thực tế không khả thi do các điều kiện ràng buộc từ phương Tây khi viện trợ vũ khí cho Kiev. Trong trường hợp lực lượng Ukraine xuyên thủng được phòng tuyến Nga ở phía đông, họ sẽ phải dừng lại ở khu vực biên giới, không thể tiến sâu hơn, do Mỹ và đồng minh không muốn Ukraine tấn công trực diện lãnh thổ Nga, lo sợ điều này có thể làm xung đột tại khu vực leo thang.

Do đó, các cuộc tấn công của Kiev ở mặt trận phía đông chủ yếu chỉ nhằm phân tán lực lượng đối phương, trong khi hướng phản công chính vẫn là ở phía nam, nơi họ vấp phải các phòng tuyến kiên cố của Nga. "Ukraine buộc phải tấn công trên một mặt trận rất hẹp", Page nhận định.

Theo biên tập viên này, việc phương Tây mất nhiều tháng mới chuyển giao xe tăng, thiết giáp cho Ukraine đã tạo điều kiện để Nga có thời gian xây dựng, củng cố phòng tuyến Surovikin, khiến cuộc phản công của Kiev càng thêm khó khăn.

Tướng Zaluzhny hôm 1/11 cho biết kế hoạch ban đầu của Ukraine là tiến khoảng 30 km một ngày, tuy nhiên thực tế lực lượng nước này mới chỉ tiến thêm được tổng cộng 17 km sau gần 5 tháng phản công.

"Đây không phải là thất bại quân sự của Ukraine. Phương Tây đã buộc họ phải chiến đấu với hai tay bị trói sau lưng. Việc họ đạt được một số bước tiến trong hoàn cảnh này đã là điều rất ấn tượng", Page nêu quan điểm.

Để phá vỡ thế bế tắc hiện nay, Page cho rằng Mỹ và đồng minh cần phải chuyển giao cho Ukraine nhiều loại khí tài hiện đại hơn, đặc biệt là vũ khí tầm xa có độ chính xác cao. Kiev trước đó đã tiếp nhận tên lửa hành trình Storm Shadow/ SCALP và Tên lửa Lục quân Chiến thuật (ATACMS), song các loại vũ khí này đều có một số nhược điểm.

Tên lửa Storm Shadow/SCALP phóng từ máy bay dễ bị phòng không Nga phát hiện và đánh chặn. Việc Ukraine dùng tên lửa Storm Shadow/SCALP tập kích thành công vào sở chỉ huy Hạm đội Biển Đen ở bán đảo Crimea hồi tháng 9 chủ yếu là nhờ lực lượng biệt kích đã tiến hành nhiều chiến dịch phá hoại trước đó, khiến hệ thống phòng không của Nga bị tổn thất và không thể phát hiện, đánh chặn tên lửa bay đến.

Đầu đạn nổ xuyên đa tầng BROACH của tên lửa Storm Shadow/SCALP cũng được cho là không đủ mạnh để xuyên phá các hạ tầng trọng yếu như cầu Kerch, một trong các tuyến hậu cần chính của bán đảo Crimea.

Tên lửa ATACMS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine là phiên bản M39 cũ có tầm bắn chỉ 165 km, không đủ để vươn tới các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương của Nga. Đầu đạn chùm của nó cũng không thể phá hủy cầu Kerch hay các mục tiêu kiên cố khác.

Page cho rằng Kiev cần được chuyển giao phiên bản ACTAMS đời mới có tầm bắn 300 km, sử dụng đầu đạn uy lực, có sức xuyên phá cao để có thể thay đổi tình thế trên chiến trường. Chiến đấu cơ F-16 mà Ukraine sắp tiếp nhận cũng cần được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất, bao gồm tên lửa hành trình JASSM có tầm bắn xa hơn Storm Shadow/SCALP hàng trăm km, tùy thuộc vào phiên bản.

Việc phương Tây lo ngại sẽ "chọc giận" Nga khi cung cấp vũ khí có khả năng thay đổi cục diện chiến trường cho Ukraine là điều không hợp lý. Bằng chứng là Kiev đã tiếp nhận hệ thống pháo phản lực HIMARS, xe tăng Challenger 2 và tên lửa Storm Shadow/SCALP, song Moskva không có động thái phản ứng mang tính leo thang như Mỹ và đồng minh lo sợ.

"Đã đến lúc phương Tây ngừng để nỗi sợ hãi chi phối quyết định và tìm cách chấm dứt tình trạng bế tắc hiện tại, bằng việc thực hiện các bước đi vốn cũng không quyết liệt hơn những điều mà họ từng làm", Page nhận định.

Phạm Giang (Theo Telegraph)

Có thể bạn quan tâm
Pháp kêu gọi đáp trả các cuộc tấn công tàu trên Biển Đỏ

Pháp kêu gọi đáp trả các cuộc tấn công tàu trên Biển Đỏ

19:10 17/12/2023

Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna tuyên bố các cuộc tấn công gần đây nhằm vào tàu hàng trên Biển Đỏ 'không thể không bị đáp trả'.

Vụ đốt kinh Koran: Phó Thủ tướng Iraq điện đàm khẩn với Tổng Thư ký LHQ; Thụy Điển đối mặt nguy cơ 'chọc giận' Thổ Nhĩ Kỳ

Vụ đốt kinh Koran: Phó Thủ tướng Iraq điện đàm khẩn với Tổng Thư ký LHQ; Thụy Điển đối mặt nguy cơ 'chọc giận' Thổ Nhĩ Kỳ

09:40 02/07/2023

Phó Thủ tướng Iraq Fuad Hussein ngày 1/7 đã có cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres về vụ việc đáng lo ngại liên quan đến vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển, cũng như các phản ứng của Iraq và thế giới Hồi giáo.

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Ngoại trưởng Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đàm phán mua khí đốt của Nga, Ba Lan-Belarus leo thang căng thẳng

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Ngoại trưởng Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đàm phán mua khí đốt của Nga, Ba Lan-Belarus leo thang căng thẳng

08:20 06/11/2023

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/11.

Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

17:40 10/05/2024

Ngày 9/5, Triển lãm và Hội nghị Dịch vụ quốc phòng châu Á (DSA) lần thứ 18 cùng với Triển lãm quốc tế về An ninh châu Á (NATSEC) lần thứ 3 đã bế mạc tại Malaysia.

Triều Tiên chỉ trích kế hoạch chiến lược hạt nhân của Mỹ

Triều Tiên chỉ trích kế hoạch chiến lược hạt nhân của Mỹ

00:10 25/08/2024

Triều Tiên bày tỏ quan ngại và lên án kế hoạch chiến lược hạt nhân của Mỹ, sau khi có thông tin Tổng thống Biden vừa phê duyệt bản sửa đổi.

10 quốc gia Đông Phi nỗ lực giải quyết tình trạng bất ổn khu vực

10 quốc gia Đông Phi nỗ lực giải quyết tình trạng bất ổn khu vực

12:40 26/01/2024

Ngày 25/1, lãnh đạo quân sự và an ninh của các nước Đông Phi đã họp tại thủ đô Nairobi của Kenya để tìm kiếm các chiến lược tăng cường hợp tác nhằm giải quyết tình trạng bất ổn ở khu vực.

Bolivia và Iran hợp tác quốc phòng, Argentina 'đứng ngồi không yên'

Bolivia và Iran hợp tác quốc phòng, Argentina 'đứng ngồi không yên'

07:30 27/07/2023

Bộ trưởng Quốc phòng Bolivia Edmundo Novillo Aguilar khẳng định, chính sách an ninh và quốc phòng của Bolivia không phải là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Argentina.

Tin thế giới 30/8: Ukraine bắn nhầm F-16, Thái Lan sắp có Nội các mới, Triều Tiên hủy đăng ký 13 tàu ngầm, Ấn - Trung bàn chuyện biên giới

Tin thế giới 30/8: Ukraine bắn nhầm F-16, Thái Lan sắp có Nội các mới, Triều Tiên hủy đăng ký 13 tàu ngầm, Ấn - Trung bàn chuyện biên giới

21:20 30/08/2024

Ứng viên Tổng thống Mỹ tái khẳng định lập trường ủng hộ Israel, Trung Quốc thông qua dự thảo quy định về an ninh dữ liệu, Tổng thống Nga chuẩn bị thăm Mông Cổ, bà Harris dẫn điểm sít sao trước ông Trump...là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Điểm tin thế giới sáng 2/10: Xe buýt chở học sinh Thái Lan bốc cháy, Nga sẽ không ký Hiệp ước New START, Mỹ tăng quân ở Trung Đông

Điểm tin thế giới sáng 2/10: Xe buýt chở học sinh Thái Lan bốc cháy, Nga sẽ không ký Hiệp ước New START, Mỹ tăng quân ở Trung Đông

07:20 02/10/2024

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 2/10.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới