Rồng trong đời sống người dân Đất phương Nam

07:50 12/02/2024

Khi đến Đất phương Nam, rồng không chỉ để ngắm nhìn, cung kính, mà bước sâu hơn vào đời sống, hòa vào các vật dụng đời thường phục vụ người bình dân…

Từ linh vật huyền thoại

Rồng (long) là linh vật kỳ thú nhất muôn loài trong văn hóa phương Đông. Chưa ai nhìn thấy, nhưng nhiều người vẫn tin đó là con vật có thật và sở hữu nhiều điều phi phàm. Trước hết là hình tướng khi được mô tả như con vật được tích hợp từ nhiều bộ phận khác nhau của nhiều loài vật, như: mình dài như rắn được bao bọc bởi lớp vảy to và nhô cao, chân có móng vuốt dài và nhọn, đầu có sừng, bên trên tủa ra nhiều nhánh như sừng nai… Độc lạ hơn là con vật tích hợp đó lại có khả năng vượt trội ngàn vạn lần so với các “nguyên bản”.

Chiếc ang bằng gốm Nam Bộ hình rồng. Ảnh: Thanh Mai

Bởi không chỉ lặn sâu dưới nước, bay trên trời…, nhiều người còn tin rồng còn có năng lực hô mưa, gọi gió... Nói chính xác hơn là hội tụ đủ các tố chất “thiên hạ vô địch”. Chính vì thế mà từ xa xưa, rồng được xem là riêng của vua (con trời). Nói cách khác, vua lấy rồng làm biểu tượng của mình nên nhiều thứ liên quan đến vua đều được “mã hóa” thành “long”. Điển hình như áo thêu hình rồng của vua được gọi là long bào; áo lễ có thêu rồng của vua được gọi là long cổn; xe dành cho vua đi gọi là long xa; giường vua nằm được gọi là long sàng….

Hình tượng rồng trên ấm trà thuộc dòng gốm Lái Thiêu. Ảnh: Thanh Mai

Thậm chí đến gương mặt của vua cũng được là mặt rồng: long nhan… Với việc có nhiều giá trị biểu tượng, rồng trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân cung đình đưa vào các công trình cung vua, phủ chúa từ kiến trúc, tranh, tượng và đặc biệt là trên chất liệu gốm. Dần dần, hình tượng rồng được đưa vào các đình, chùa, miếu mạo… nơi tôn thờ các bậc tiền nhân, thần thành hoàng bổn cảnh, bậc có công với dân với nước…

Đến con vật đời thường

Tuy nhiên, khác với nhiều quốc gia phương Đông, người Việt Nam vừa tôn kính rồng như linh vật, nhưng cũng vừa xem rồng gần gũi như tổ tiên, ông bà trong gia đình. Bởi từ ngàn năm qua, cả dân tộc luôn tự hào là “con rồng, cháu tiên” với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ “đẻ trăm trứng, nở trăm con”. Mặt khác với tư duy của “nền văn minh lúa nước”, người dân Việt tin và kỳ vọng rồng với khả năng hút nước, làm mưa sẽ hỗ trợ thuận tiện cho việc trồng lúa nước… Chính những điều thân thiết và gắn bó tốt đẹp đó, dần dần người Việt đã xem rồng như con vật thân quen. Tuy nhiên, khi thể hiện hình tượng rồng, đa số người dân đã “dân dã hóa” thành con giao, con cù…

Hình tượng rồng trên chậu trồng cây kiểng. Ảnh: Thanh Mai

Và trong những lần hiếm hoi đặc tả hình tượng con rồng một cách trực diện, cũng chỉ dám thể hiện hình ảnh rồng với bàn chân chỉ có 3 - 4 móng, và không rồng màu vàng… như để tránh phạm thượng với rồng 5 móng và rồng màu vàng được xem như độc quyền của vua, chúa…

Tuy nhiên, khi đến Đất phương Nam, những lưu dân “mang gươm đi mở cõi” lại đón nhận hình tượng rồng với tâm thế mới hơn. Vẫn tâm thức tôn kính theo truyền thống, nhưng cuộc sống tại vùng đất hoang du bạt ngàn, xa cách kinh đô, cộng với tính khí bộc trực, yêu chuộng tự do… đã khai mở cho cư dân nơi đây những lối suy nghĩ phóng khoáng hơn… Đây chính là nền tảng, là cơ sở mở đường để nhiều người mạnh dạn đưa hình tượng rồng vượt khỏi chốn cung đình, bước sâu vào cuộc sống của người bình dân.

Không chỉ được dùng hình tượng rồng để đặt tên cho dòng sông cung cấp nguồn nước ngọt cho cả vùng đất: sông Cửu Long (chín rồng) như sự kỳ vọng về cuộc sống trù phú... rồng còn xuất hiện trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người dân, thậm chí còn ví von rồng như người bạn. Để bày tỏ sự tôn trọng với người khách đến thăm viếng, người Nam bộ có câu: “Rồng đến nhà tôm”…

Bàn chân rồng có 5 móng trên sản phẩm gốm màu Biên Hòa. Ảnh: Thanh Mai

Đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật, hình tượng rồng được các nghệ nhân dân gian trên vùng đất mới của Tổ quốc sáng tạo trên nhiều chất liệu với nhiều phương thức tạo hình như chạm đục, lộng khắc nổi, khắc chìm, vẽ, khảm, cẩn… Nhưng có lẽ ấn tượng nhất, phổ biến nhất và thể hiện rõ chất phóng khoáng nhất chính là vật liệu gốm. Có lẽ, khi đến đây hình tượng rồng mới chính thức công khai được đưa thẳng vào các vật dụng đời thường của người bình dân như tô, dĩa, bình hoa, chậu trồng cây… Nói cách khác, đến Đất phương Nam, rồng không chỉ để ngắm nhìn, cung kính, mà bước sâu vào đời sống, hòa mình vào vật dụng đời thường phục vụ cuộc sống người bình dân. Thậm chí, có dịp tìm hiểu hình tượng rồng trong bộ sưu tập của các nhà sưu tập gốm Nam Bộ xưa, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều hình tượng rồng được thể hiện rõ 5 móng...

Chưa hẳn là những người đầu tiên làm mới hình tượng rồng, và cũng không hẳn sản phẩm làm mới này đạt đến vẻ đẹp vượt trội… nhưng với những đổi mới mang tính đột phá về hình tượng rồng, những cư dân “mang gươm đi mở cõi” đã góp phần làm đa dạng kho tàng văn hóa dân tộc, làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là đóng góp đáng trân trọng!

Có thể bạn quan tâm
30 năm TP.HCM kết nối hàng triệu trái tim thanh niên tình nguyện

30 năm TP.HCM kết nối hàng triệu trái tim thanh niên tình nguyện

07:50 06/08/2023

2023 là năm thứ 30, các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của tuổi trẻ TP.HCM được thực hiện, kết nối hàng triệu trái tim trẻ chung tay vì cộng đồng, sốc vai vào những phần việc thực tiễn đang đặt ra.

Ai dẫn đầu tiểu đội cắm cờ lên lô cốt Him Lam?

Ai dẫn đầu tiểu đội cắm cờ lên lô cốt Him Lam?

11:00 08/10/2023

Mở đầu cho chiến dịch Điện biên Phủ, anh được giao nhiệm vụ cắm lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đồn Pháp.

Những người mê tha ‘rác’ về nhà: Ngột ngạt như muốn hết chỗ thở

Những người mê tha ‘rác’ về nhà: Ngột ngạt như muốn hết chỗ thở

07:20 29/04/2024

Không chỉ giữ lại đồ cũ không dùng đến, nhiều người còn “tha lôi” đồ bên ngoài về.

'Bạn muốn hẹn hò' phiên bản sinh viên

'Bạn muốn hẹn hò' phiên bản sinh viên

02:20 03/06/2024

'Bạn muốn hẹn hò' phiên bản sinh viên vừa được nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện để 'se duyên' cho chính sinh viên.

Đổi rác lấy quà, thiết kế thời trang từ rác thải nhựa

Đổi rác lấy quà, thiết kế thời trang từ rác thải nhựa

07:40 09/04/2024

Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và gây quỹ cho học sinh nghèo vượt khó, tại Tiểu học Võ Liêm Sơn (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đã tổ chức chương trình “Thiếu nhi phòng chống rác thải nhựa vì một màu xanh”.

Màng phổi sần sùi như san hô do ung thư di căn

Màng phổi sần sùi như san hô do ung thư di căn

10:00 14/06/2024

Ông Phong, 53 tuổi, đau tức ngực hơn một năm, nhập viện tràn dịch màng phổi, phát hiện phổi có nhiều nốt sần dày đặc do ung thư di căn.

Gần 9,5 tỉ đồng thực hiện an sinh xã hội trong chiến dịch tình nguyện hè tại Đồng Tháp

Gần 9,5 tỉ đồng thực hiện an sinh xã hội trong chiến dịch tình nguyện hè tại Đồng Tháp

15:10 27/05/2024

Ngày 27/5, Tỉnh Đoàn Đồng Tháp tổ chức Lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024. Tại buổi lễ, các đơn vị trao tặng nguồn lực thực hiện nhiều công trình, phần việc, hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, tổng trị giá gần 9,5 tỷ đồng.

ILA hỗ trợ học sinh vùng cao 500 triệu đồng trong năm học mới

ILA hỗ trợ học sinh vùng cao 500 triệu đồng trong năm học mới

11:40 10/10/2023

ILA Việt Nam cải tạo điểm trường, tặng đồ dùng học tập và nhiều nhu yếu phẩm khác cho hơn 500 học sinh, tổng trị giá 500 triệu đồng.

Số ca mắc bệnh hô hấp gia tăng, WHO yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin

Số ca mắc bệnh hô hấp gia tăng, WHO yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin

11:10 23/11/2023

Hôm 22-11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng gia tăng số ca bệnh hô hấp và các cụm viêm phổi ở trẻ em.

Co loi xay ra
Co loi xay ra