Rộ xu hướng sinh viên Trung Quốc sang Đông Nam Á học tập

18:10 30/10/2023
Hội chợ việc làm của các công ty Trung Quốc tại Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh minh họa. Ảnh: Tân Hoa Xã

Khi Yao Li nộp đơn vào một trường đại học ở Malaysia vào năm ngoái, tất cả những gì cô phải làm là gửi ảnh chụp bằng tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc, bảng điểm và chứng chỉ tiếng Anh. Cô nhận được lời mời tham gia chương trình sau đại học 20 giờ sau đó.

Yao Li là một trong nhiều người trẻ Trung Quốc chọn một quốc gia Đông Nam Á - chủ yếu là Malaysia, Thái Lan và Philippines - để học sau đại học trong những năm gần đây.

Trong khi Mỹ, Anh, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục là những điểm đến phổ biến nhất với sinh viên Trung Quốc thì cũng ngày càng có nhiều sinh viên bị thu hút bởi những trường đại học ở Đông Nam Á - nơi có chi phí thấp hơn và ít cạnh tranh hơn.

Yao Li không hối hận về lựa chọn của mình khi đây là lựa chọn đã giúp cô nhanh chóng bước sang một cuộc sống mới sau gián đoạn do đại dịch COVID-19. "Bây giờ tôi cảm thấy như đây là quê hương thứ hai của mình” - cô nói.

Quy trình đăng ký ít cạnh tranh hơn tại các trường đại học Malaysia là một phần quan trọng hấp dẫn Yao Li. “Khi gần như tất cả các trường đã đóng đơn đăng ký vào tháng 9 năm ngoái thì trường ở Malaysia vẫn mở. Tôi thậm chí còn không cần thư giới thiệu để được chấp thuận nhập học" - cô nói.

Yao Li là một trong số khoảng 100.000 sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học Đông Nam Á trong năm 2023, theo công ty giáo dục New Oriental của Trung Quốc.

Tìm kiếm trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu - Little Red Book (ở Trung Quốc) về việc học tập tại Malaysia đã vượt qua tìm kiếm về việc học ở một số quốc gia phương Tây không nói tiếng Anh, như Pháp và Đức.

Sang Mingze - người đứng đầu Hiệp hội Dịch vụ du học Bắc Kinh - cho biết: “Gần như tất cả sinh viên Trung Quốc ở Đông Nam Á đã đến Malaysia, Thái Lan và Philippines nếu họ không ở Singapore”.

Ông cho hay, nhiều ứng viên đăng ký vào các trường đại học ở Đông Nam Á là để lấy bằng sau đại học. Điểm chung của những người này là "họ không hài lòng với điều kiện hiện tại nhưng lại có ngân sách hạn hẹp”.

Theo các nhà phân tích và người trong ngành, mối liên hệ kinh tế và văn hóa chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đang là lợi thế lớn thu hút sinh viên Trung Quốc.

Hầu hết các trường đại học ở Đông Nam Á, ngay cả những trường có thứ hạng xuất sắc trên toàn cầu, đều có yêu cầu tuyển sinh thân thiện hơn, theo Catherine Zhu, chuyên gia tư vấn của một công ty tư vấn giáo dục nước ngoài ở Bắc Kinh.

Bà cho biết, học tập tại Malaysia và các nước Đông Nam Á khác có chi phí khoảng 80.000 nhân dân tệ (11.000 USD) một năm, trong khi với các trường đại học ở Anh và Hong Kong sinh viên phải chi trả tới 300.000 nhân dân tệ (41.000 USD).

Các chính phủ Đông Nam Á cũng đang tích cực hợp tác với các tổ chức ở Trung Quốc, như cơ sở của Đại học Hạ Môn ở Malaysia. Đại học Hạ Môn là một trong những trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc trở thành trường đầu tiên của Trung Quốc mở cơ sở ở nước ngoài năm 2013. Tới năm 2021, hơn 6.000 sinh viên đã theo học tại cơ sở này, trong đó hơn 1/3 là người Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm
Thái Lan: Tướng Prawit Wongsuwon từ chức lãnh đạo đảng PPRP

Thái Lan: Tướng Prawit Wongsuwon từ chức lãnh đạo đảng PPRP

15:40 29/07/2023

Phó lãnh đạo đảng PPRP Paiboon Nititawan cho biết Tướng Prawit đã nộp đơn từ chức sáng cùng ngày, đồng thời xác nhận quyết định từ chức của ông Prawit có hiệu lực ngay lập tức.

Ông Ramaphosa tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ hai

Ông Ramaphosa tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ hai

08:10 20/06/2024

Ngày 19-6, ông Cyril Ramaphosa chính thức tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ thứ hai tại Tòa nhà Liên minh ở thủ đô Pretoria.

Bão số 1 Remal đổ bộ Nam Á, gió giật mạnh, cảnh báo nguy hiểm cấp cao nhất

Bão số 1 Remal đổ bộ Nam Á, gió giật mạnh, cảnh báo nguy hiểm cấp cao nhất

08:20 27/05/2024

Bão số 1 Remal đổ bộ Bangladesh và bang Tây Bengal (Ấn Độ). Dự báo bão mới nhất lưu ý, mắt bão đang tiếp tục tiến vào đất liền.

Tin tức thế giới 7-12: Ông Biden cảnh báo không để Nga thắng; Israel bao vây nhà thủ lĩnh Hamas

Tin tức thế giới 7-12: Ông Biden cảnh báo không để Nga thắng; Israel bao vây nhà thủ lĩnh Hamas

07:30 07/12/2023

Ukraine tăng cường tự lực sản xuất đạn dược, tránh phụ thuộc vào viện trợ; Tổng thống Putin công du Trung Đông bàn dầu mỏ, Gaza.

Tấn công Israel, Iran nói Mỹ tránh xa xung đột, bất kỳ hành động nào chống Iran đều sẽ bị đáp trả

Tấn công Israel, Iran nói Mỹ tránh xa xung đột, bất kỳ hành động nào chống Iran đều sẽ bị đáp trả

08:20 14/04/2024

Iran lên tiếng cảnh báo Mỹ tránh xa xung đột với Israel sau khi tấn công Israel bằng máy bay không người lái và tên lửa.

HĐBA cần đóng vai trò lớn hơn trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên

HĐBA cần đóng vai trò lớn hơn trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên

12:00 18/04/2023

Phản ứng của HĐBA đối với các hành động khiêu khích hạt nhân của Triều Tiên sẽ là 'phép thử về độ tin cậy và khả năng tồn tại' cũng như vai trò của chính HĐBA trong việc duy trì cơ chế NPT toàn cầu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải thích về việc rút tiền bảo hiểm xã hội một lần

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải thích về việc rút tiền bảo hiểm xã hội một lần

06:10 28/05/2024

Chiều 27-5, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã giải trình về vấn đề rút tiền bảo hiểm xã hội một lần đang được sự quan tâm lớn của đại biểu, người lao động.

Tòa tháp đôi nghiêng ở Ý trong tình trạng 'cảnh báo cao'

Tòa tháp đôi nghiêng ở Ý trong tình trạng 'cảnh báo cao'

08:30 03/12/2023

Đã tồn tại vững chắc gần 1.000 năm, nhưng những ngày tháng còn lại của Garisenda - tòa tháp đôi nghiêng ở Bologna (Ý) giờ có thể đếm được.

Đồng minh láng giềng của Nga gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

Đồng minh láng giềng của Nga gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

09:50 30/01/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Belarus đã gia nhập câu lạc bộ các “cường quốc hạt nhân”.

Co loi xay ra
Co loi xay ra