Thời gian gần đây đất bãi bồi sông Hồng ở khu vực giáp ranh giữa quận Long Biên và Tây Hồ (Hà Nội) đang có nhiều cá nhân rao bán đất vườn giá “bạc tỉ”, người mua chỉ việc xách vali đến ở.
Có đất vườn được rao bán theo từng mảnh với giá từ 300-500 triệu đồng. Tuy nhiên cũng có mảnh vị trí đẹp cũng đang được rao bán với giá "bạc tỉ".
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực đất bãi bồi sông Hồng đang được rao bán thuộc quản lý của UBND phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
Ông Hoàn (giới thiệu có đất ở bãi bồi sông Hồng) cho biết ông đang rao bán một mảnh vườn rộng 1.800 m2, đã có một nhà kho có thể cái tạo thành nhà để ở với giá 1,8 tỉ đồng.
"Giá 1 triệu đồng/m2, thời gian trước có người còn trả giá cao hơn nhưng tôi chưa bán. Khu vực này có nền đất cao nhất ở bãi bồi, không sợ ngập lụt.
Ở đây muốn dùng điện lưới thì qua một người đàn ông "thầu điện" để kéo dây từ ngõ 76 đường An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) xuống rồi lắp công tơ", ông Hoàn mời chào.
Ngoài mảnh đất rao bán giá 1,8 tỉ đồng, ông Hoàn cho biết nếu khách ưng mảnh đất ông đang ở thì cũng bán luôn, tuy nhiên giá cao hơn do vị trí đẹp, có nhà ghép.
"Miếng này vị trí đẹp, đã có căn nhà ghép rộng hơn 40 m2, kê được mấy cái giường, điện, nước, hồ cá… đầy đủ hết chỉ sẵn về ở. Hình thức mua bán là viết giấy tay rồi lập vi bằng", ông Hoàn nói.
Theo ông Hoàn, miếng đất này cũng đang rao bán với giá trên 2 tỉ đồng.
Ông Hùng (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) - "ông chủ" nhiều diện tích đất ở bãi bồi sông Hồng - giới thiệu: "Tôi đang rao một mảnh rộng 7 sào (mỗi sào 360 m2), giá 450 triệu đồng/sào. Cách đây mấy tháng có người trả giá 600 triệu đồng/sào nhưng tôi chưa bán".
"Còn một miếng nữa rộng hơn 3,5 sào, giá 350 triệu đồng/sào", ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, ngoài 2 mảnh đất nói trên, ông còn một mảnh khác của người nhà rộng hơn 2 sào cũng đang rao bán với giá 320 triệu đồng/sào.
Cũng giới thiệu có đất ở bãi bồi sông Hồng, bà Hằng (quận Ba Đình, Hà Nội) mời chào: "Vườn nhà tôi rộng gần 1.000 m2, miếng đất vuông, đẹp, tôi đang rao bán giá 2 triệu đồng/m2. Giấy tờ mua bán chỉ viết tay, có người làm chứng.
Tôi cũng mua lại của người dân ở đó, nếu muốn viết giấy mua bán với họ tôi cũng sẽ hỗ trợ. Thời điểm trước năm 2019 đã có người trả giá 2,5 tỉ đồng nhưng tôi chưa bán".
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Dương - phó chánh văn phòng UBND quận Long Biên - cho biết: "Ở khu vực bãi bồi sông Hồng, UBND quận Long Biên thường xuyên kiểm tra. Những cá nhân vi phạm đều bị xử lý, các công trình vi phạm đều bị phá dỡ. UBND quận cũng đã có văn bản gửi cơ quan công an xem xét vào cuộc trước tình trạng rao bán trái phép đất bãi sông Hồng".
Theo ông Dương, người rao bán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì bán tài sản không phải của mình, còn người mua thì sẽ phải chịu thiệt hại với số tiền đã bỏ ra.
"Những năm qua, chính quyền địa phương đã nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở, cắm biển cảnh báo... nhưng hiện tượng rao bán đất bãi dưới nhiều hình thức vẫn diễn ra", ông Dương nói.
Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy Hoàng Văn Lực cho hay: "Khu vực bãi bồi được phường kiểm tra, xử lý vi phạm thường xuyên, hàng tuần. Việc mua bán đất bãi trái pháp luật chúng tôi cũng đã đề xuất với cơ quan công an xem xét, xử lý".
Trước đó, ngày 31-12-2023, Tuổi Trẻ Online có bài "Không gian thoát lũ sông Hồng, Hà Nội lổn nhổn kho bãi", phản ánh tình trạng không ít bãi bồi sông Hồng ở các quận: Tây Hồ, Hoàng Mai, huyện Thường Tín… nằm trong không gian thoát lũ đã bị "băm nát" để tập kết khoáng sản, xây nhà xưởng, trạm trộn bê tông…
Theo quyết định số 257, ngày 18-2-2006 của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình) đã quy định không gian thoát lũ bao gồm khu vực lòng sông và bãi sông nằm giữa hai đê.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, nhiều chuyên gia cho rằng việc xây dựng tràn lan các công trình trên bãi sông, không tuân thủ các quy định của pháp luật về đê điều sẽ dẫn đến mất không gian chứa lũ, thoát lũ. Đồng thời gây co hẹp dòng chảy, khi có lũ cao sẽ gia tăng mực nước, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hệ thống đê điều, nguy cơ vỡ đê là hiện hữu.
Chiều 4/10, đại diện công ty CP Tập đoàn Đầu tư P.H - chủ đầu tư chung cư P.H Nha Trang, xác nhận một học sinh lớp 8 vừa tử vong sau khi rơi từ tầng 8 chung cư của tòa nhà này. Khoảng 14h cùng ngày, người dân sinh sống tại chung cư P.H Nha Trang (phường Vĩnh Trường) nghe tiếng động lớn từ bên dưới chung cư, họ đến gần thì phát hiện thi thể nữ sinh tử vong sau khi rơi từ tầng 8 chung cư. Phát hiện sự việc, người dân thông báo với lực lượng chức...
Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh , từ ngày 8.2 - 11.2 (tức ngày 29.12 đến ngày 2.1 âm lịch), lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà...
Tài xế ô tô tông 17 xe máy ở Hà Nội cho hay khi xe mất kiểm soát tốc độ, ông đã cố gắng xử lý sao cho ít gây thương vong cho những người phía trước nhưng bất thành.
Tới nay, khoảng 700 công dân Việt Nam tại Myanmar đang ở khu vực tạm thời an toàn. Việt Nam sẵn sàng triển khai công tác bảo hộ và đưa...
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong vụ án này, ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo kết luận điều tra, ông Mai Tiến Dũng khai Nguyễn Cao Trí là doanh...
Hội đồng xét xử (HĐXX) TP Đà Nẵng đã tuyên bị cáo phạm Hoàng Long mức án 11 năm tù về tội “Giết người”.
Lịch cúp điện hôm nay ngày 02/06/2024 tại Đồng Nai VTC News cập nhật mới nhất lịch mất điện, cúp điện các khu vực tại Đồng Nai ngày 02/06/2024 từ website cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện thành phố Biên Hòa Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 02/06/2024 từ 06h30 - 07h00 Mất điện PĐ từ Rec Cục Hải Quan đến 3LTD trụ 04, tuyến 475 Đồng Khởi (Mất điện một phần khu phố 3 thuộc phường Tam Hòa). Điện lực thành phố Biên Hòa Triển khai các công...
Người dân tại khu vực Đầm Trấu (Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) đang phải sinh sống và lưu thông trong tình trạng mất an toàn và lầy lội khi...
Sau khi sáp nhập cấp xã và tiến hành bố trí cán bộ, công chức ở các xã mới theo quy định, dự kiến Nghệ An còn dôi dư 799 cán bộ, công chức (374 cán bộ, 425 công chức).