Đang trên thuyền đi biển, người đàn ông 47 tuổi, bị rắn cắn vào tay phải, rõ hình hai vết răng nanh, sau đó vết thương lan rộng, nguy cơ hoại tử.
Ngày 8/8, đại diện Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả cho biết bệnh nhân nhập viện khi đau buốt và sưng nề bàn tay, cẳng tay phải.
Khoảng một giờ trước đó, anh đang trên thuyền đi biển thì bị một con rắn (không rõ loại) cắn vào cổ tay. Bệnh nhân lấy gạc garo buộc vào vết thương, song cánh tay tiếp tục đau nhiều, phù nề, lan đến khuỷu tay. Tại vết cắn có rõ hình hai nốt răng nanh rắn, cách nhau khoảng 1,2 cm.
Trường hợp khác là nam, 31 tuổi, nhập viện do bị rắn cắn vào ngón tay phải, tại chỗ rắn cắn có hai nốt răng rắn cách nhau 0,5 cm. Bệnh nhân đã tự nặn máu nhưng vẫn thấy đau nhiều nên vào viện, mang theo con rắn đã chết. Các bác sĩ xác định xác đây là rắn hổ mang chì.
Cả hai được điều trị theo phác đồ chống độc, hiện sức khỏe đã ổn định.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Thành, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, cho biết người dân có thể nhận biết rắn độc và rắn thường thông qua dấu răng, tình trạng phù nề và màu sắc vùng da bị cắn.
Rắn độc có hai tuyến nọc và răng độc nên khi cắn thường để lại hai dấu răng. Trong khi rắn thường không có tuyến nọc và chỉ có răng hàm, nên sau khi cắn sẽ thấy vết cắn có hình vòng cung và các dấu răng đều nhau.
Từ tháng 4 đến tháng 11 là mùa sinh sôi phát triển của rắn độc nên rất nhiều người bị rắn cắn phải nhập viện. Khi bị rắn độc cắn, người dân không nên áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu vết thương như trích rạch, châm chọc tại vùng vết cắn, dùng miệng hút máu, dùng các bài thuốc dân gian đắp lá vào vết thương.
Các bước sơ cứu người bị rắn cắn là không tự đi lại. Bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp, bởi vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Băng ép bất động vết thương nếu bị cắn bởi họ rắn hổ.
Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay, trong khi vẫn duy trì băng ép, bất động. Nếu nạn nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc dùng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay.
Thúy Quỳnh
Sở Y tế Quảng Ninh đã có văn bản đề nghị các cơ sở y tế, các sở, ngành, địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ dịch; lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giám sát các biến chủng mới.
Hồi tháng 3.2024, Bộ Văn hóa Đức và Ủy ban UNESCO đã đưa âm nhạc Techno (nhạc điện tử) của Berlin vào danh sách Di sản văn hóa phi vật...
Trạm cấp cứu vệ tinh 115 thứ 40 của TP.HCM tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II (quận 12) giúp củng cố mạng lưới cấp cứu ngoại viện ở TP nói chung, quận 12 nói riêng.
Tính đến nay ngày 1-10 (sau 16 ngày), hệ thống bếp cơm di động dã chiến do Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam vận hành, cung cấp 56.000 phần cơm miễn phí cho người dân vùng lũ 5 tỉnh thành phía Bắc.
Hào hùng với trang sử tráng lệ, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 đã được tái hiện tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội - thu hút hàng ngàn người.
Hành vi xả rác, tiểu tiện bừa bãi ở nơi công cộng, mặc dù bị đem ra phê phán liên tục ở tất cả các diễn đàn, vẫn là vấn nạn nhức nhối và là thách thức dai dẳng đối với xã hội, cộng đồng.
Bệnh nhân 63 tuổi hắt hơi quá mạnh, khiến ruột rơi ra ngoài qua vết mổ ung thư, được coi là hy hữu.
Bộ Y tế đã và đang tập trung các giải pháp ngăn dịch bệnh bùng phát trong mùa Đông Xuân này, chủ động ứng phó nếu COVID-19 quay trở lại.
Chưa được đào tạo bài bản nhưng một bé trai ở Đắk Lắk đã vẽ được nhiều bức tranh hút triệu view. Đặc biệt, cậu vẽ bức tranh về sư Minh Tuệ với những vết sần dưới bàn chân khiến người xem xúc động.