Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok yêu cầu các cơ quan chính phủ tránh xung đột khi bắt giữ Tổng thống Yoon.
Báo Korea JoongAng Daily ngày 13-1 cho biết quyền Tổng thống Choi Sang Mok yêu cầu cơ quan chính phủ tránh để xảy ra xung đột trong nỗ lực bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol, cảnh báo rằng nếu để xảy ra bạo lực, trật tự hiến pháp của đất nước sẽ bị "vấy bẩn không thể rửa sạch".
Hiện tại, Tổng thống Yoon đang đối mặt với lệnh bắt giữ từ Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO), liên quan đến sắc lệnh thiết quân luật được ban hành vào ngày 3-12-2024.
Tuy nhiên, Cơ quan An ninh tổng thống (PSS) đã ngăn cản CIO và cảnh sát bắt giữ Tổng thống Yoon vào ngày 3-1 trong cuộc đối đầu kéo dài 6 giờ bên trong khu dinh thự tổng thống.
Theo thông cáo từ Bộ Tài chính, quyền Tổng thống Choi yêu cầu "tất cả các nỗ lực thi hành pháp luật cần phải được thực hiện một cách hòa bình và kiềm chế", đồng thời nhấn mạnh "bạo lực không bao giờ được phép sử dụng bởi các cơ quan chính phủ".
Quyền tổng thống cũng kêu gọi lãnh đạo của các cơ quan liên quan duy trì "giao tiếp đầy đủ" với nhau để "đảm bảo trật tự và ngăn ngừa các cuộc xung đột bạo lực" - điều có thể gây nguy hiểm cho an toàn của nhân viên chính phủ khi thực thi nhiệm vụ.
PSS đã tăng cường an ninh tại nhà của ông Yoon bằng cách lắp dây thép gai, rào chắn và xe buýt để chặn đường vào dinh thự của tổng thống ở Seoul.
Mặc dù CIO nhiều lần yêu cầu PSS rút lui, quyền Tổng thống Choi cho đến nay vẫn giữ lập trường trung lập.
CIO cho biết đã gửi thư chính thức cho Bộ Quốc phòng và PSS vào tối 12-1, yêu cầu hợp tác bắt giữ Tổng thống Yoon và cảnh báo về các hậu quả pháp lý nếu họ không tuân thủ.
Hãng thông tấn Yonhap ngày 12-1 cho biết Tổng thống Yoon sẽ vắng mặt trong phiên xét xử đầu tiên của Tòa án Hiến pháp - nơi quyết định phế truất hoặc khôi phục quyền hạn cho ông Yoon - được tổ chức vào ngày 14-11 tới.
Bốn phiên còn lại sẽ lần lượt được tổ chức vào ngày 16, 21, 23-1 và 4-2.
CIO đã nộp đơn xin gia hạn lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon và được Tòa án chấp thuận vào ngày 7-1. Theo quy định, một lệnh bắt giữ được tòa án phê duyệt thường có hiệu lực trong vòng 7 ngày, vì vậy lệnh của CIO sẽ hết hạn vào cuối ngày 14-1.
Các chuyên gia nhận định việc Tổng thống Yoon quyết định không xuất hiện tại phiên tòa ngày 14-1 có thể do ông lo ngại sẽ bị các nhà điều tra của CIO bắt giữ tại tòa.
Chính phủ Cuba cho biết nỗ lực khôi phục hệ thống điện ở nước này tiếp tục gặp thất bại lần thứ ba, khiến hàng triệu người dân phải sống trong cảnh mất điện.
Quân đội Israel nói Hezbollah đã phóng hơn 100 quả đạn về phía lãnh thổ nước này, trong khi dân quân Iraq cũng tập kích Israel bằng tên lửa và UAV.
Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại của nước này trước tuyên bố của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về kế hoạch sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia.
Trong không khí trang nghiêm và thành kính, toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cập nhật tình hình xung đột Nga-Ukraine, theo dữ liệu do Viện Nghiên cứu Chiến tranh cung cấp và được AFP phân tích, Nga đã kiểm soát thêm 477 km2 lãnh thổ Ukraine trong tháng 8 vừa qua, tiến triển lớn nhất tính theo tháng của Moscow kể từ tháng 10/2022.
Tên lửa PSLV-C56 đã tách khỏi 7 vệ tinh của Singapore 23 phút sau khi cất cánh và đưa chúng vào “quỹ đạo đã định” sau khi đi được quãng đường 535km.
Thị trưởng thành phố Kharkov, ông Igor Terekhov cho biết thành phố bắt đầu thử nghiệm hình thức học dưới lòng đất từ ngày 13/5 và dự định tiếp tục xây thêm ít nhất 3 “ngôi trường ngầm” để bảo đảm an toàn cho học sinh.
Hai ứng viên thị trưởng ở Mexico bị sát hại cùng ngày, khi làn sóng bạo lực chính trị bùng phát trước cuộc bầu cử vào tháng 6.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo chấp thuận yêu cầu mua 246 tên lửa chống tăng Javelin do Kosovo đưa ra để vùng lãnh thổ ly khai tăng cường năng lực phòng thủ.