TP - Nhóm Vì Một Hà Nội đáng sống vừa tổ chức khảo sát về sinh thái và cư dân bãi giữa sông Hồng làm căn cứ, dữ liệu tham khảo cho cuộc thi Ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng, tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng (thuộc 4 quận Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ và Ba Đình). Chủ tịch nhóm Lê Quang Bình nhận định, bãi giữa đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái cho nội đô Hà Nội.
Bãi giữa có tầm quan trọng thế nào trong đời sống của người dân Hà Nội?
Bãi giữa thực sự là một cơ hội tốt cho Hà Nội và người dân có được một không gian sinh thái tự nhiên để kết nối. Nhiều khi, tôi cảm giác đê Yên Phụ như gáy sách mở ra trang bên này là đô thị, văn hóa, du lịch, thương mại, còn bên kia là sông Hồng, bãi giữa. Một bản quy hoạch tốt sẽ nhấn mạnh vào nét riêng sinh thái, môi trường, nông thôn.
Một nhóm người đặc biệt nổi tiếng gắn với bãi giữa là nhóm tắm tiên, bơi sông Hồng. Việc kết nối với thiên nhiên đối với họ là cái gì cấp thiết. Bản chất con người vẫn muốn kết nối với thiên nhiên. Đại đa số chúng ta coi đi nghỉ như một cái gì xa xỉ, năm chỉ 1-2 lần lên rừng xuống biển. Trong khi bãi giữa chính là cơ hội để người dân Thủ đô có sự kết nối thường xuyên với thiên nhiên. Người dân của các đô thị ở Úc, Mỹ hay châu Âu thường xuyên được “tắm rừng”, vì nơi họ sống có mật độ cây xanh trên đầu người rất cao nhờ các khu rừng xung quanh đô thị.
Xóm phao gồm vài chục hộ dân sinh sống trên thuyền ở vùng nước tĩnh trong phạm vi bãi giữa sông Hồng |
Không chỉ là nơi “xả stress”, bãi giữa còn có cả dân cư. Theo ông, nhóm cư dân này sẽ chịu biến động như thế nào nếu nơi đây được quy hoạch thành công viên hoặc khu bảo tồn?
Có nhiều nhóm khác nhau đang sử dụng đất ở bãi giữa để canh tác, kinh doanh hoặc nghỉ dưỡng. Về mặt pháp lý, Nhà nước không cho phép làm điều đấy nhưng pháp lý cũng do con người tạo ra. Bên cạnh đó, cần tính đến yếu tố thực tế này xảy ra, tồn tại và kéo dài ở đấy rất nhiều năm rồi. Người dân trong một chừng mực nào đó đã gắn bó với vùng đất đấy.
Xóm phao gồm 3-4 chục hộ lấy thuyền làm nhà, theo tôi cần được tích hợp vào quy hoạch bằng cách nào đấy tốt nhất cho họ. Mọi người ra bãi giữa tản bộ, đạp xe… trong chừng mực nào đó vẫn cần dịch vụ cà phê, nhà hàng, homestay. Như vậy, nó vẫn là một phần quy hoạch tổng thể được. Vì mục tiêu quy hoạch là có lợi cho thành phố và người dân. Nhóm canh tác nông nghiệp bao gồm các làng nghề quất, đào rõ ràng vẫn nên duy trì. Vì sinh kế của họ cũng là nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô...
“Khi nghe các cuộc họp, đọc báo nói về quy hoạch phân khu sông Hồng, tôi thấy ngôn ngữ của nhiều chuyên gia cũng như nhà quản lý coi bãi giữa như một vùng để khai thác về kinh tế, bất động sản. Tôi cảm thấy tư duy đấy hơi sai. Nếu vùng này được khai thác đúng hướng sinh thái bền vững, nó sẽ tạo ra giá trị về mặt khí hậu, sức khỏe tâm trí, chất lượng sống cho con người. Những thứ đó Hà Nội đang rất thiếu và không thể đo đếm bằng tiền”.
Chuyên gia Lê Quang Bình
Mỗi nhóm người gắn với một loại hình dịch vụ sẽ làm đời sống nơi đây thêm sinh động?
Ta có thể liên tưởng đến các làng nghề trồng rau sạch như các vùng nông nghiệp bền vững nằm kề Hội An - thành điểm du lịch hút khách. Nên tích hợp các yếu tố dân cư sẵn có thay vì gạt họ ra, như vậy sẽ mang lại sự đa dạng về sinh cảnh thú vị hơn nhiều.
Theo ông, nên gọi tên vùng quy hoạch tương lai ở bãi giữa là công viên văn hóa hay công viên sinh thái?
Khi nghe tên “công viên văn hóa”, tôi đã thấy hơi trúc trắc rồi. Nếu vẫn muốn dùng từ “công viên”, nên là “công viên sinh thái” hoặc “công viên sinh thái văn hóa” vì sinh thái phải đi trước. Căn bản giá trị và chức năng của bãi giữa là ở tính sinh thái chứ không phải là đô thị. Bãi giữa mà mất sinh thái, Hà Nội chẳng còn chỗ nào, chỉ có lên Ba Vì thôi.
Đàn diệc xám ở bãi sông Hồng - khu vực xã Phú Cường, Ba Vì, Hà Nội Ảnh: CCD |
Giá trị sinh thái ở đây không chỉ cho Hà Nội, Việt Nam mà còn cho cả toàn cầu. Vì bãi giữa là một phần của tuyến đường di cư chim quốc tế từ Nhật Bản, Mông Cổ, Nga… sang. Đó là một phần đáng tự hào nhưng cũng kèm theo trách nhiệm. Bãi giữa nội đô Hà Nội là một trong 13 bãi nằm trải dài từ Ba Vì đến Phú Xuyên. Có những bãi gần như còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang dã, tự nhiên. Quy hoạch bãi giữa nội đô nên đặt chung trong bối cảnh cả 13 bãi sẽ dễ quản lý hơn nhiều.
Các bãi ở thượng nguồn điều kiện thiên nhiên đang rất nguyên sơ, nên được quy hoạch thành các khu bảo tồn thiên nhiên. Một số bãi con người đã bắt đầu xâm lấn giống như bãi giữa nội đô của 10-20 năm trước. Nên có chính sách sớm để ngăn chặn, sau này thành phố đỡ phải giải quyết hậu quả của “chuyện đã rồi”.
Cảm ơn ông!
Nguyên nhân là bởi đa số các loại nắp cống, nắp hố ga hiện nay làm bằng chất liệu kim loại, vốn không có độ bám tốt với lốp xe như mặt đường. Mặc dù các nắp cống thường được thiết kế rãnh thoát nước dạng caro trên bề mặt để giảm thiểu độ trơn khi ướt nhưng lượng phương tiện lưu thông lớn và liên tục đi qua nắp cốp có thể khiến bề mặt bị mòn, giảm khả năng thoát nước, khiến nắp cống càng trơn trượt. Khi lái xe máy qua nắp cống vào trời mưa, bánh...
Trong quá trình đào móng trùng tu đền Vua Hồ thờ trạng nguyên Hồ Hưng Dật (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), người dân phát hiện nhiều viên gạch, ngói, đá thềm, đầu rồng cổ quý hiếm.
Một nhóm nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Tự nhiên Đức tìm thấy những mảnh vỡ còn sót lại của tiểu hành tinh phát nổ phía trên nước Đức hôm 21/1.
Rạng sáng 30-10 theo giờ Việt Nam, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Thần Châu 19, mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung.
Ốc tù và nặng hơn 2,6 kg được ngư dân phát hiện ở vùng biển Cù Lao Chàm, TP Hội An sau 20 năm vắng bóng.
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng lại mối quan hệ giữa gần 300 người Avars, những người đến từ nền văn hóa chiến binh bí ẩn 1.500 năm tuổi ở lưu vực Carpathian, Hungary ngày nay.
Thanh Hóa - Chiếc xe khách đang lưu thông trên cao tốc thì bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến nhiều hành khách trên xe phải tháo chạy.
Theo dữ liệu sơ bộ của Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), ngày 21-7 vừa qua là ngày nóng nhất từ trước đến nay trên toàn cầu.
Nghiên cứu mới chỉ ra chỉ trong vòng nửa thế kỷ - từ năm 1971 đến 2020 - nhân loại đã gây ra một mối đe dọa khủng khiếp bằng cách giữ lại năng lượng gấp 25 tỉ lần quả bom nguyên tử Little Boy gây ám ảnh của Mỹ ngay trên và trong Trái Đất.