Quy định liên quan tới việc nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhận được nhiều ý kiến và tranh luận trong phiên thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chiều nay (24.11).
Việc cho phép uống rượu ở mức nào đấy sẽ tạo ra không gian thúc đẩy hành vi vi phạm
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đặng Thị Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) cho rằng, trong thời gian qua Bộ Công an đã rất quyết liệt trong việc chỉ đạo, xử lý vi phạm về nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông.
Điều này đã góp phần quan trọng đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội, phòng ngừa nguy cơ tai nạn, hạn chế các vụ tai nạn thương tâm xảy ra, góp phần xây dựng nhận thức thói quen của người dân trong việc tham giao thông, hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”.
“Ngoài ra, việc xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn còn làm tăng thu ngân sách, vì vậy tôi thống nhất như quy định tại dự thảo luật” - Đại biểu Ngọc nêu ý kiến.
Đại biểu Trịnh Minh Bình (Đoàn Vĩnh Long) cho rằng, không nên quy định một cách tuyệt đối, cứng nhắc, mà nên quy định như trong luật cũ, nghĩa là có giới hạn nhất định về nồng độ cồn trong máu, hơi thở, khi vượt qua mốc đó thì mới phạt.
Tranh luận với các ý kiến cho rằng nên quy định về ngưỡng nồng độ cồn, đại biểu Phạm Văn Thịnh (Đoàn Bắc Giang) ủng hộ nên quy định cấm như trong dự thảo Luật.
Đại biểu Phạm Văn Thịnh cho hay, tác hại của người tham gia giao thông mà trong người có nồng độ cồn là rất lớn. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, trong các vụ tai nạn nghiêm trọng trở lên, 50% người lái xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.
Đại biểu nhấn mạnh, quy định của Luật cần tường minh để người dân dễ kiểm chứng, đánh giá việc mình có vi phạm hay không vi phạm, thì phương án cấm sẽ tường minh và dễ chấp hành, người dân biết được mình vi phạm hay không vi phạm.
Mặt khác, việc cho phép uống rượu ở mức nào đấy sẽ tạo ra không gian thúc đẩy hành vi vi phạm. Cùng với đó, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của nước ta chưa cao. Việc quy định cấm sẽ phù hợp hơn.
Đại biểu cho biết, quy định trong dự thảo Luật không phải là mới, mà đã được quy định trong Luật Phòng, chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ ngày 1.1.2020. Thời gian gần đây mới quyết liệt thực hiện đã mang lại hiệu quả rất tốt.
Đề nghị có căn cứ và bằng chứng khoa học về quy định nồng độ cồn
Tranh luận với đại biểu Phạm Văn Thịnh về quy định cấm lái xe với mức nồng độ cồn bằng 0, đại biểu Lê Hoàng Anh (Đoàn Gia Lai) cho rằng, Quốc hội quyết định các vấn đề dựa trên bằng chứng khoa học và kết luận về khoa học của cơ quan có thẩm quyền chứ không dựa trên cảm tính hoặc theo dư luận.
Đại biểu Lê Hoàng Anh cho hay, hồ sơ dự án luật lần này cũng như báo cáo giải trình, tiếp thu đã khẳng định “sẽ nghiên cứu và sẽ có căn cứ khoa học”, có nghĩa là tại thời điểm này là chưa có căn cứ khoa học.
Ông Lê Hoàng Anh cũng thông tin, sau khi xem lại dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia thì trong hồ sơ cũng không có tài liệu của cơ quan có thẩm quyền khẳng định về bằng chứng khoa học của việc này.
Theo đại biểu đoàn Gia Lai, hành vi cấm ở đây cũng không được ảnh hưởng và cấm các hành vi hoặc những nét đẹp văn hóa của nhân loại, trên thế giới.
“Ví dụ biểu tượng về tình yêu, nhân ngày tình yêu, chúng ta thường tặng nhau thanh sôcôla, mà thanh sôcôla này có một chút rượu, như vậy nếu đã tặng như phát biểu của đại biểu Bế Trung Anh là “tim đập, chân run” rồi, nhận rồi dùng là có thể vi phạm ngay lập tức” - đại biểu Hoàng Anh nói.
Một phân tích khác được đại biểu Lê Hoàng Anh nêu ra đó là, quy định cấm không hạn chế các ngành nghề khác mà đặc biệt là các ngành nghề đang khuyến khích. “Ví dụ như y học dân tộc, thì bây giờ chúng ta chỉ cần sử dụng 5-10ml rượu thuốc để chữa bệnh, có thể vi phạm ngay” - ông nói.
Đại biểu Lê Hoàng Anh nhấn mạnh, việc cần thiết nhất để ĐBQH có thể quyết định hay không đó chính là bằng chứng và căn cứ khoa học.
“Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời chính thức cho Quốc hội căn cứ khoa học và bằng chứng khoa học để có điều quy định như thế này” - Đại biểu Lê Hoàng Anh nhấn mạnh.
'Bom chân không' hay bom nhiệt áp gây tranh cãi vì chúng có sức tàn phá lớn và có tác động khủng khiếp đến bất kỳ ai nằm trong bán kính vụ nổ.
Công an huyện Hoằng Hoá (Thanh Hóa) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ văn Hùng (SN 1991), ở xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hoá về hành vi “Chống người thi hành công vụ”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, bà Hanna Maliar, cho biết quân đội Ukraine đã chiếm lại hơn 12km2 lãnh thổ ở miền Nam trong tuần qua nhờ các cuộc phản công.
Được lệnh của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân, tàu 401 thuộc Vùng 4 Hải quân đã đón ngư dân Nguyễn Thay đang được cấp cứu ở Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa để đưa về thành phố Cam Ranh điều trị.
Bộ Y tế và Dân số Ai Cập khẳng định các bệnh viện và đội ngũ nhân viên y tế Ai Cập sẵn sàng hỗ trợ nhằm làm giảm bớt hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Dải Gaza.
Hai ứng viên tranh cử tổng thống Indonesia vừa qua phản đối kết quả đắc cử của ông Prabowo Subianto, đòi bỏ phiếu lại.
Ngoài tuần tra, kiểm soát các vi phạm IUU, bộ đội biên phòng còn làm tốt công tác dân vận, vận động người dân giao nộp bộ kích điện ,...
Sáng 16/9, Hội nghị Nghị sỹ Trẻ Toàn cầu tiến hành phiên thảo luận chuyên đề thứ ba về: Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững.
Ngày 23/4, thông tin từ Cục CSGT (Bộ Công an), lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra trong hai ngày (6-7/5) tại TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) với nhiều hoạt động văn hóa, chính trị có sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Trung ương, địa phương, khách quốc tế và thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, Nhân dân cả nước. Theo dự báo của Cục CSGT, nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa trong thời gian này sẽ tăng cao trên...