Bước vào năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục Quảng Ninh đã “mạnh tay” ưu tiên chi gần 1.200 tỉ đồng để đầu tư cơ sở vật chất trường học, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, quan tâm phát triển trường học theo tiêu chí chất lượng cao. Qua đó kéo giảm khoảng cách giáo dục giữa các vùng, miền.
Ngày 5.9, hòa chung trong không khí rộn ràng cùng học sinh cả nước đến trường, niềm vui của thầy trò và phụ huynh trường THPT Bình Liêu (khu Bình Quân, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu) còn nhân lên khi được đón năm học mới trong ngôi trường mới khang trang.
Được xây dựng từ tháng 11.2022, hoàn thành tháng 8.2023, ngôi trường rộng 20.000m2, bao gồm khối nhà học chính (gồm 18 phòng học), nhà học bộ môn, nhà hiệu bộ, nhà công vụ cho giáo viên ở xa, nhà đa năng, sân bóng đá) với tổng mức đầu tư 94 tỉ đồng.
Đây là 1 trong 3 trường THPT chất lượng cao được tỉnh Quảng Ninh khánh thành và đưa vào sử dụng trong năm học 2023 - 2024, đồng thời là 1 trong 12 công trình tiêu biểu được Quảng Ninh lựa chọn gắn biển chào mừng 60 năm ngày thành lập tỉnh (30.10.1963 - 30.10.2023).
Ông Đinh Quốc Tuấn – Hiệu trưởng Trường THPT Bình Liêu – cho biết: “Năm học này, nhà trường có 500 học sinh, đa phần là con em đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ… Trường cũ chỉ rộng khoảng 8.000m2, chuyển ra ngôi trường mới có diện tích 20.000m2 với quy mô phòng học đầy đủ, thiết bị dạy học hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để nhà trường tổ chức đổi mới các hoạt động giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục”.
Theo kế hoạch năm học 2023 - 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 629 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông với 361.874 trẻ mầm non và học sinh các cấp học. Tính đến năm học 2022-2023, số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 560/629 trường (tỉ lệ 89,03%).
Bước vào năm học mới 2023 – 2024, ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư nguồn lực lớn cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. Trong đó chi 565 tỉ đồng xây dựng 8 trường chất lượng cao; 175 tỉ đồng (trong đó cấp huyện 165 tỉ đồng và cấp tỉnh 10 tỉ đồng) sửa chữa, cải tạo trường, lớp học; chi 445 tỉ đồng mua sắm thiết bị theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018… nâng tỷ lệ phòng học kiên cố hóa của cả tỉnh lên 92,1%.
Cơ sở vật chất trường, lớp được đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa; tỉ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 89,19%.
Trước đó, Sở Giáo dục đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh đã phối hợp với các địa phương tham mưu rà soát, bố trí, sắp xếp, phát triển mạng lưới trường, lớp gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.
Ông Trịnh Đình Hải – Phó Giám đốc Sở GDĐT Quảng Ninh - cho biết: “Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục triển khai xây dựng các công trình như: Trường THPT Trần Phú, THPT Ngô Quyền, THPT Uông Bí, THCS Hải Hà (Hải Hà), Tiểu học Đông Ngũ I (Tiên Yên), Tiểu học Đồng Tiến (Cô Tô)…
"Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025, mỗi huyện có ít nhất một trường học công lập ở mỗi cấp học giáo dục phổ thông; mỗi thành phố, thị xã có 1 trường THPT công lập theo tiêu chí chất lượng cao” - ông Hải nói
Quảng Ninh cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về trình độ, chất lượng phát triển giáo dục, đào tạo.
Sáng 25 Tết, người dân các tỉnh miền Tây bắt đầu về quê nghỉ lễ. Cửa ngõ đông xe từ sáng sớm. Bến xe cũng tăng thêm chuyến để phục vụ.
Một cây cầu đường sắt đang trong quá trình xây dựng đã bất ngờ bị sập vào thời điểm có 40 công nhân đang làm việc trên cầu. Ít nhất 17 người thiệt mạng và nhiều người khác mất tích.
Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, đến nay, hoạt động dạy...
UBND quận 6 cho biết sẽ tăng cường giám sát, lắp đặt mái che để bảo quản tượng Trần Nguyên Hãn, vua Lê Lợi đang được đặt tạm tại công viên Phú Lâm. Quận cũng bày tỏ mong muốn TP.HCM sớm có phương án sửa chữa, vị trí đặt tượng.
Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tuyển dụng 1.200 giáo viên. Tỉnh này ưu tiên tuyển dụng sinh viên xuất sắc về dạy học ở tất cả các bậc học...
Năm 2024, trường Đại học Ngoại thương (FTU) dự kiến tuyển sinh ngành Khoa học máy tính, thuộc chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết quyết định chấm dứt tình trạng đại dịch COVID-19 được chính phủ đưa ra căn cứ trên số ca mắc mới hàng ngày gần bằng không.
Gõ Cửa Thăm Nhà - Tập 220: Võ sư Xuân Liễu Võ sư Xuân Liễu tên thật là Lê Thị Liễu, sinh năm 1954 tại Biên Hòa. Cô là trưởng 3 môn phái Võ cổ truyền, Pencak Silat và Wushu của tỉnh An Giang. Hơn 30 năm gắn bó với Pencak Silat và 15 năm làm trọng tài thi đấu, cô hiện là nữ trọng tài quốc tế đứng thứ hai về tuổi đời, tuổi nghề trong Hội đồng Trọng tài Quốc gia. Cô sở hữu nhiều thành tích như huấn luyện trên 2.000 võ sinh, dạy 20 võ sư và có trên 100 hướng dẫn viên cấp 13 - 17. Đặc biệt, trong tay cô có 10 kiện tướng thế giới, 20 kiện tướng quốc gia và 30 kiện tướng cấp 1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH: Gõ Cửa Thăm Nhà là chương trình truyền hình thực tế với nhiều cung bậc cảm xúc về gia đình, nhằm tôn vinh giá trị trân quý của tình thân, tình mẫu tử, tình phê thê. Với sự dẫn dắt của 2 nghệ sĩ duyên dáng, hài hước Quốc Thuận và Ngọc Lan, họ sẽ gõ cửa một gia đình để thăm hỏi, tìm hiểu câu chuyện về cuộc sống hiện tại của các thành viên, về những trăn trở, nuối tiếc, về niềm hạnh phúc hoặc những
Học viện Kỹ thuật quân sự xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá năng lực của hai Đại học quốc gia từ năm nay, bên cạnh các phương thức như năm ngoái.