Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, đến nay, hoạt động dạy thêm vẫn diễn ra trong nhà trường tiểu học dưới những hình thức khác nhau như dạy kỹ năng sống.
Dạy tăng cường kỹ năng sống hay dạy thêm trá hình?
Ngày 6.9, phụ huynh có con học tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh (Nghệ An) phản ánh với phóng viên: “Mới vào đầu năm học, cô chủ nhiệm đã thông báo đề nghị phụ huynh đăng ký cho con học thêm kĩ năng sống, 1 tuần 1 tiết bố trí vào chiều thứ 5, mức phí 15 nghìn đồng/tiết, cộng cả năm là 600 nghìn/học sinh”.
Theo phụ huynh, mặc dù là chương trình tự nguyện nhưng phụ huynh hầu như không thể từ chối, bởi vì tiết học được bố trí trong giờ chính khóa, nếu học sinh nào không đăng ký thì phải ra ngoài. Mặt khác khi nghe đến “kỹ năng sống” thì phụ huynh nghĩ là cần thiết và bổ ích nên không ngại ngần đăng ký.
Trao đổi với phóng viên về nội dung nói trên, chuyên gia giáo dục Lê Văn Vỵ (nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh) cho biết việc tổ chức dạy học như trên là không phù hợp, cần xem xét lại trách nhiệm của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm.
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là cấp tiểu học, thuộc về nhiệm vụ của nhà trường, giáo viên. Toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học đã được thiết kế để rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nếu giáo viên phải tổ chức dạy thêm kỹ năng sống, nghĩa là việc dạy nội dung này trong nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu, do đó cần xem xét trách nhiệm của những người liên quan” - chuyên gia Lê Văn Vỵ nói.
Mặt khác, theo ông Lê Văn Vỵ, việc dạy kỹ năng sống phải thông qua mọi hoạt động giáo dục và thông qua thực hành, với môi trường, điều kiện, yêu cầu cụ thể. Ví dụ dạy trẻ nấu ăn, may vá thì phải có dụng cụ, dạy bơi thì phải có bể bơi… Còn dạy kỹ năng sống mà tổ chức 1 tiết học/tuần ngồi trong lớp và không có các dụng cụ, phương tiện, môi trường thực hành thì rất khó có tác dụng.
Dạy kỹ năng sống có vi phạm quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo?
Về góc độ luật pháp, qua trao đổi với phóng viên, luật sư Lê Đình Việt (Hà Nội) cho biết, từ năm 2012, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 17 về dạy thêm học thêm, trong đó cấm dạy thêm ở bậc Tiểu học.
Cụ thể, khoản 2, Điều 4, Thông tư 17/2012 quy định: “Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống”.
“Lưu ý các khái niệm trong Thông tư 17 là “bồi dưỡng”, “rèn luyện”, nghĩa là các hoạt động thuộc về trách nhiệm của nhà trường và không thu tiền. Còn khi trường tổ chức hoạt động giáo dục để thu tiền, thì đó là dạy thêm, và như vậy đã vi phạm Thông tư 17 của Bộ GDĐT” – luật sư Lê Đình Việt khẳng định.
Cụ thể, Thông tư 17 định nghĩa: “Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình”.
Ngày 6.9, trao đổi với phóng viên, đại diện Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nghệ An cho biết việc tổ chức dạy tăng cường kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2014 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, với chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
"Còn việc triển khai, tổ chức như thế nào do các Phòng Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo và tổ chức, theo nguyên tắc không được đưa nội dung dạy kỹ năng sống vào chương trình chính khóa để thu tiền. Việc tổ chức dạy kỹ năng sống cũng phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, bảo đảm hiệu quả.
Vấn đề này, Sở sẽ cho kiểm tra và chỉ đạo xử lý đúng quy định" - đại diện Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nghệ An nói.
Tám người nói trên “không trả lời cuộc gọi điện thoại” và lực lượng chức năng địa phương tới nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra vụ sập nhà.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cho biết đã có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm chỉ đạo của...
Lịch nghỉ tết được quy định trong kế hoạch năm học 2023 - 2024 của các tỉnh thành.
'Bị cáo đã ở tù 18 tháng, đó là cái giá bị cáo phải trả, bị cáo cảm thấy bị cáo đã trả giá quá đắt rồi', bà Nguyễn Phương Hằng nói với tòa.
Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy chiếc xe diễu hành Danjiri truyền thống bị mất thăng bằng, va vào biển chỉ đường rồi bị lật khiến 11 người bị thương, trong đó có 3 người bị thương nặng.
Hội đồng tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vừa thông báo có 4.301 học sinh đăng ký dự tuyển năm học 2024-2025.
Hiện các thí sinh đang thực hiện việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học. Đây sẽ là bước cuối cùng để quyết định đến trường học, ngành học...
Ông Võ Xuân Hòa, 62 tuổi, cùng đồng phạm dàn cảnh đánh ghen để cướp vàng của cô gái bán dâm 15 năm trước, sau đó bỏ trốn.
Ngày 22/1 năm nay, Belarus kỷ niệm 105 năm ngành Ngoại giao (1919-2024). Nhân dịp này, Đại sứ Belarus tại Việt Nam Uladzimir Baravikou chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam về những điểm nổi bật trong lĩnh vực đối ngoại của Belarus.