Dù đã được cấp phép hoạt động, song các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang “mắc cạn” và không biết cách nào để “vượt cạn”.
Khu giết mổ tập trung tạm thời… hơn 10 năm
Phóng viên Lao Động đã có buổi làm việc thực tế với ông Đặng Ngọc Nguyên – một hộ kinh doanh tại khu giết mổ tập trung Hà Khánh, TP Hạ Long. Khu giết mổ tập trung này hình thành theo quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 24.1.2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh, mặt bằng do thành phố bố trí, 9 hộ kinh doanh tự xây dựng nhà xưởng, hình thức giết mổ thủ công (đun nước bằng than, củi). Công suất 300 con lợn/ngày.
Ông Đặng Ngọc Nguyên cho biết: “Tính đến nay, gia đình đã đầu tư khoảng 2 tỉ đồng vào cơ sở này. Hiện cũng ít khách, chỉ giết mổ khoảng 13 con lợn/ngày với mức giá 120.000 đồng/con. Trừ hết chi phí điện nước, nhân công mỗi tháng, gia đình may lắm thì hòa vốn, thậm chí có tháng còn phải bù lỗ gần 10 triệu đồng”.
Theo quan sát của phóng viên, hiện hố gas xử lý nước thải của khu giết mổ này bị cỏ mọc lấp, không xác định được vị trí. Cống thoát nước bị bồi lắng, chất thải đầy miệng cống.
Cũng theo ông Nguyên, hệ thống máy bơm nước thải của khu giết mổ này về trạm xử lý nước thải Đèo Sen đã bị hỏng từ năm 2020, đến nay chưa được sửa chữa, khiến cho toàn bộ nước thải giết mổ bị ứ, khi mưa to sẽ tràn lên mặt đường gây mùi hôi thối nồng nặc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chưa kể, do nằm gần bãi thải mỏ của công ty than Hòn Gai, nên rất bụi, thường xuyên sạt lở. Đặc biệt sau trận mưa lớn ngày 10.5.2022, một lượng lớn đất đá từ trên bãi thải mỏ này tràn vào sân, lối đi. Để dọn dẹp gia đình phải thuê máy xúc, nhân công với chi phí 10 triệu đồng. Gia đình ông đã có đơn kiến nghị gửi Ban Tiếp công dân TP Hạ Long nhưng đến nay vẫn không nhận được câu trả lời.
Cũng theo ông Nguyên, những hộ kinh doanh ở đây cảm thấy rất bấp bênh bởi từ khi đi vào hoạt động, họ chỉ được tạm giao quyền sử dụng đất theo văn bản số 768/UBND ngày 4.5.2009 của UBND thành phố. Lý do bởi thành phố còn đang chờ phê duyệt giá đất của UBND tỉnh. Đến nay, hơn 10 trôi qua, mọi việc vẫn “dậm chân tại chỗ”. Các hộ kinh doanh cũng không dám đầu tư vì nhỡ sau đầu tư, điểm giết mổ lại chuyển địa điểm khác.
E ngại không dám mở rộng hoạt động
Bà Hoàng Tú Liễu – Giám đốc công ty Cổ phần Thái Hòa, chủ cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả - chia sẻ: Tôi nhận cơ sở giết mổ này từ năm 2009, đầu tư, nâng cấp và đến năm 2016 mới thật sự có khách. Cơ sở cho các hộ kinh doanh thuê mặt bằng để giết mổ lợn, chỉ thu phí điện nước, than với mức 40.000 đồng/con, song lợi nhuận thu được không đủ bù chi tiêu và sửa chữa nhà xưởng.
"Thành phố và tỉnh cũng nhiều lần đến rà soát và chỉ các địa điểm quy hoạch giết mổ mới để doanh nghiệp đầu tư nhưng chúng tôi thực sự e ngại. Chuyển về điểm mới đảm bảo tiêu chí về môi trường, thì lại không phù hợp với thực tế, vị trí quá xa khu dân cư, sợ không có khách. Ngoài ra, chi phí đầu tư điện, đường, trường trạm ban đầu cũng rất lớn. Nhất là hiện nay, đang bùng phát nhiều điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư, cơ sở sẽ khó cạnh tranh. Thực tế từ năm 2022 đến nay, số lượng lợn giết mổ tại cơ sở giảm 1/2, chỉ còn 80 con/ngày” - bà Liễu cho biết thêm.
Bà Chu Thị Thu Thủy – Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh - thông tin thêm: “Theo quy hoạch, đến năm 2020, Quảng Ninh có 24 địa điểm giết mổ tập trung. Nhưng đến thời điểm này, địa phương mới xây dựng được 6 cơ sở ở 4 địa phương (gồm Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả). Còn 18 địa điểm đã chỉ rõ quy hoạch nhưng hẩm hiu khi chưa có nhà đầu tư vào. Sau năm 2020, địa phương làm lại quy hoạch thì trong các lớp lang quy hoạch lại bỏ các địa điểm này. Nói đúng ra thì hiện ở Quảng Ninh vẫn là tập trung để giết mổ chứ không phải giết mổ tập trung”.
Ít nhất 8 người đã thiệt mạng và 50 người khác bị thương trong cuộc tấn công quân sự quy mô lớn của Quân đội Israel ở thành phố Jenin phía Bắc khu Bờ Tây, được triển khai từ rạng sáng 3/7.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập cũng như định hướng cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới.
Đại diện Công an TPHCM khẳng định, các thiết bị thu nhận mống mắt khi làm thẻ căn cước đã được cơ quan y tế kiểm nghiệm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Romania Ion Marcel Ciolacu đã chứng kiến lễ ký kết 19 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, địa...
Emilia-Romagna-thung lũng ẩm thực, nơi mỗi năm thu hút hàng triệu lượt người đến thăm, tan tác sau 2 trận mưa lũ, dự kiến sẽ thiệt hại gấp 3 lần so với 13 tỷ euro do trận động đất kinh hoàng năm 2012.
Ngành đường sắt sẽ miễn chi phí đưa hài cốt liệt sĩ hy sinh từ miền Nam ra miền Trung hoặc miền Bắc, dự kiến thực hiện hết năm 2024.
Tối 21.10, Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa Vàng huyện Bình Liêu , tỉnh Quảng Ninh năm 2023 chính thức khai mạc với chủ đề “Bình Liêu mùa...
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Athens khi đang thăm Hy Lạp, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ thông báo của Nga về đình chỉ tham gia New START là vô cùng đáng tiếc.
Đại sứ Canada tại Indonesia Nadia Burger khẳng định nước này tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và ủng hộ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)