Con đường “Thần đạo” lần đầu tiên được phát hiện ở Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục được khai quật, mở rộng nghiên cứu.
Con đường “Thần đạo” lần đầu tiên được biết đến
Ngày 23.2, ông Nguyễn Công Khiết - Phó Giám đốc Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, Bộ VHTTDL vừa thống nhất cho phép đơn vị này phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục tổ chức thăm dò mở rộng phạm vi khai quật, khảo cổ phía đông tháp K thuộc khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên).
Tổng diện tích khai quật, khảo cổ 220m2. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 1.3 - 29.4. Kinh phí khoảng 500 triệu đồng. Đáng chú ý, đây là khu vực đã phát lộ vết tích của những công trình kiến trúc chưa từng được biết đến ở Mỹ Sơn, sau đợt khảo cổ vào tháng 6.2023.
Trao đổi với Báo Lao Động, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quý, người chủ trì nhóm nghiên cứu của Viện khảo cổ học Việt Nam khi đó, cho biết, kết quả thăm dò đã xác định có một con đường dẫn bắt đầu từ tháp K đi vào khu trung tâm Thánh địa Mỹ Sơn ở thế kỷ XII, mà lần đầu tiên giới nghiên cứu khảo cổ - lịch sử trong nước và quốc tế được biết đến.
“Chúng tôi cho rằng tính chất của con đường thể hiện đầy đủ nhất trong tên gọi là Con đường Hoàng gia - con đường dẫn để Thần linh - Vua chúa và Tăng lữ Bà la môn giáo đi vào không gian thiêng Thánh địa Mỹ Sơn.
“Trong một quy hoạch di tích kinh thành hay di tích kiến trúc đều có trục trung tâm, dân khảo cổ của mình gọi là “con đường thần đạo” - có thể hiểu theo nhiều cách. Nhưng trong phát hiện này, đó là con đường thiêng để đi vào thánh địa Mỹ Sơn. Đặt trong bối cảnh khu Mỹ Sơn là thánh địa của cả 1 vương quốc Chămpa, phát hiện của các nhà khảo cổ lần này cũng góp thêm vào việc khám phá những bí ẩn đằng sau di tích Mỹ Sơn” - TS Nguyễn Ngọc Quý lý giải thêm.
Thận trọng khám phá bí ẩn Mỹ Sơn
Dù đã trải qua nhiều đợt khai quật khảo cổ một cách có hệ thống và bài bản bởi các nhà khoa học trong nước và chuyên gia của UNESCO, Italy, Ấn Độ… giúp cho các khu tháp đã bị sụp đổ dần phục hồi. Trên thực tế, đến nay khu di tích Mỹ Sơn vẫn là một khu phế tích kiến trúc khảo cổ học.
T.S Nguyễn Ngọc Quý cho biết, bên cạnh những kiến trúc hiện còn, ở thánh địa Mỹ Sơn còn tìm thấy nhiều dấu tích kiến trúc bị sụp đổ hoàn toàn. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định những công trình được biết “còn xa mới có thể đại diện cho toàn thể các công trình đã từng hiện diện ở đó. Mỹ Sơn vẫn còn quá nhiều bí ẩn nằm sâu trong lòng đất”.
Đáng chú ý, theo báo cáo của Viện khảo cổ học Việt Nam, trước đây, khi dọn dẹp để thực hiện tu bổ nhóm đền tháp A, H&K tại Mỹ Sơn, các chuyên gia Ấn Độ đã làm lộ một đoạn của kiến trúc đường đi gắn liền với cửa phía đông của tháp K. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên phát hiện này đã không được quan tâm đúng mức.
Đồng thời, một tường bao mới được xây để bảo vệ quanh tháp K nhưng lại sử dụng các loại gạch cùng chất liệu gạch tu bổ tường tháp để làm tường, đã khiến cho việc nhận diện những yếu tố gốc của ngôi tháp cũng trở lên khó khăn hơn.
Có thể nói rằng, cảnh quan của tháp K đã khác biệt rất nhiều so với khi nó mới được phát hiện vào đầu thế kỷ XX bởi H. Parmentier và sau đó là trong mô tả của các nhà nghiên cứu trong nước tại những cuộc khảo sát sau này - Báo cáo nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Công Khiết, đây là lý do khiến việc triển khai dự án khai quật khảo cổ khu vực phía đông tháp K sắp tới là rất kịp thời, cần thiết và phải theo lộ trình nghiên cứu thận trọng, nhằm góp thêm những tư liệu mới giúp nhận thức toàn diện hơn về không gian văn hóa - lịch sử - kiến trúc Mỹ Sơn trong suốt tiến trình lịch sử tồn tại.
Theo Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn, thánh địa Mỹ Sơn được người Chăm bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Đây là một trong những trung tâm đền tháp chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là Di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Lễ hội Quán Thế Âm – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Đà Nẵng tổ chức từ ngày 8-10.3. Đây là lễ hội mà ban tổ...
Đồng Nai đang xây dựng các khu tái định cư cho người dân nhường đất làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Hình hài các khu tái định cư ra sao?
10 nước thành viên ASEAN đã thông qua tuyên bố Hạ Long về tăng cường hành động sớm trong quản lý thiên tai, tại hội nghị bộ trưởng sáng 12/10.
TP - Các hộ dân nuôi bò ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, hơn nửa tháng sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Cty CP Thuốc Thú y Trung ương Navetco, số lượng bò sữa chết trên địa bàn hai huyện gần 200 con, sức khoẻ nhiều đàn bò vẫn yếu, số lượng chết vẫn đang tăng.
Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (16.6) cho biết, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã ra lệnh giữ người trong trường hợp...
Thoát chết ở Hoàng Sa, trở về bờ lại lao vào cuộc chiến đòi bảo hiểm bồi thường thiệt hại, ngư dân như cá mắc cạn.
Hơn 700 chủ chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) được phổ biến pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH); hướng dẫn thực hành các phương tiện, dụng cụ PCCC tại chỗ.
Ngày 3/12, theo thông tin từ Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Kiên Giang, đơn vị đã ra quyết định bắt giữ Trần Văn Dũng (SN 1989, trú ấp Trung, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây) để điều tra hành vi trộm cắp tài sản. Ngày 25/11, một phụ nữ trú xã Trung An, TP Mỹ Tho đến Công an xã Phước Thạnh trình báo việc chị chăm sóc con bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang thì bị kẻ gian lấy đi chiếc điện thoại iPhone trị giá gần 10 triệu đồng. Nhận được tin báo, Công...
Robot hai chân lai sinh học với chiều cao chỉ 3 cm có thể di chuyển, thậm chí đổi hướng trong nước, nhờ co các cơ.