Không chỉ rèn quân, tham mưu tác chiến, chuyên gia quân sự Việt Nam còn hướng dẫn người dân Lào tăng gia, trồng trọt, xây dựng trong kháng chiến.
Ngày 25/10, Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo khoa học về Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tham gia giúp cách mạng Lào.
Năm 1945, khi Pháp quay trở lại xâm lược Lào, trước lời đề nghị của Chính phủ Lào, Đảng đã quyết định huy động đồng bào Việt kiều tại Lào và Thái Lan để thành lập các đơn vị Giải phóng quân phối hợp với quân đội Lào Ítxala chiến đấu. Để tăng cường hiệu quả chỉ đạo và phối hợp, lực lượng vũ trang Việt Nam hoạt động tại Lào được tổ chức thành một hệ thống riêng và mang danh nghĩa Quân tình nguyện.
Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954 đã ghi nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, Mỹ từng bước can thiệp và thực hiện chính sách thực dân mới ở cả ba nước.
Để thích ứng với tình hình mới, từ năm 1954 đến năm 1958, hình thức hợp tác giữa Việt Nam và Lào đã chuyển đổi từ chế độ quân tình nguyện sang chế độ cố vấn quân sự. Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam đầu tiên (phiên hiệu Đoàn 100) đã được cử sang Lào để giúp xây dựng và huấn luyện quân đội Lào.
Tiến sĩ Dương Đình Lập, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Tổ chức quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, cho hay cán bộ cấp Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ hỗ trợ chung về chiến lược. Trường quân chính giúp đào tạo cán bộ ở đơn vị. Tại địa phương, mỗi nơi có một tổ cố vấn, gồm một số cán bộ tiểu đoàn và cán bộ đại đội.
Đề án xây dựng lực lượng vũ trang Pathét Lào do Đoàn 100 đề xuất được Hội nghị quân chính Lào cuối năm 1954 thông qua. Trong hai năm tiếp theo, Đoàn 100 giúp Lào tổ chức nhiều đợt tập huấn về chính trị, huấn luyện quân sự. Tại Trường Quân chính Commađăm, Đoàn 100 giúp tổ chức 5 khóa huấn luyện, mỗi khóa 3 lớp quân sự, chính trị địa phương.
Chuyên gia Việt Nam cũng hỗ trợ Lào thiết lập hệ thống liên lạc bằng vô tuyến điện, xây dựng ban quân y, bệnh viện quân y; hệ thống tổ chức quân báo. Hoàn thành nhiệm vụ, Đoàn 100 trở về nước vào đầu năm 1958.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp trên chiến trường và đề nghị phía Lào, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập Đoàn 959, với nhiệm vụ tham vấn về quân sự cho Quân ủy Trung ương và Bộ chỉ huy Tối cao quân đội Pathét Lào.
Đoàn 959 được chia thành rất nhiều tổ chuyên gia, giúp các cơ quan Trung ương và Quân ủy Trung ương Lào. Cố vấn Việt Nam tham gia tới từng quân khu, tỉnh và đơn vị quân đội Pathét Lào. Chuyên gia quân sự Việt Nam cũng được bố trí thành hai cấp gồm bộ phận cơ quan và bộ phận trực tiếp.
Đến cuối năm 1959, Đoàn 959 đã giúp Lào củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang. Nhờ có sự hỗ trợ, nước bạn đã xây dựng được Tiểu đoàn 1, 2 (Sầm Nưa, Xiêng Khoảng), tiểu đoàn 14, 18 (đường 9 - Hạ Lào), 13, 24 (Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng).
Chuyên gia Việt Nam cũng giúp quân đội Lào củng cố, phát triển các đơn vị pháo binh mặt đất, phòng không, xe tăng, thiết giáp, công binh; tăng cường năng lực đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội và ở huyện có đại đội, trung đội tại địa phương.
Đại tá Bế Hải Triều, Cục trưởng Dân vận, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết sự tin tưởng, tình cảm gắn kết của quân đội hai nước được thể hiện qua việc thực hiện "4 cùng". Khi đó, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng chiến đấu với nhân dân các bộ tộc Lào, dạy người dân trồng lúa, làm hồ trữ nước, tăng gia sản xuất, dựng lán trại, nhà ở.
"Nhờ bộ đội Việt Nam, hàng trăm nghìn người dân Lào đã được cứu sống. Chính vì vậy, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ đã trở thành biểu tượng thiêng liêng trong mỗi trái tim và khối óc của người dân các bộ tộc Lào", đại tá Triều nói.
Bộ đội Việt Nam cũng tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của cách mạng Lào để người dân tin tưởng, ủng hộ vật chất cho cách mạng, góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết trong chiến đấu chống Pháp, Mỹ và thế lực phản động.
Cùng với sự hỗ trợ của Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam, cách mạng Lào giành được thắng lợi lớn trong các chiến dịch Nậm Thà (1962), 128 và 74A (1964), Nậm Bạc (1968), Mường Sủi (1969), Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1969-1970), Đường 9 - Nam Lào (1971), Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (mùa mưa 1972).
Quân đội non trẻ của cách mạng Lào cũng lần lượt đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh đặc biệt tăng cường" của đế quốc Mỹ. Ngày 21/2/1973, Hiệp định Vientiane về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được ký kết. Đây chính là thời cơ để quân và dân Lào tiến hành thắng lợi cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng, thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1975.
Sau năm 1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vừa ra đời đã phải đối mặt với hậu quả nặng nề của chiến tranh và sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động. Tháng 5/1976, sau hội đàm giữa Quân ủy Trung ương Việt Nam và Quân ủy Trung ương Lào, hai bên thống nhất tổ chức Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, lấy phiên hiệu là Đoàn 576.
Từ cuối năm 1976, các Sư đoàn 324, 968 và Trung đoàn 335, 176, 676, 82 lần lượt được cử sang giúp cách mạng Lào. Hoạt động của Chuyên gia quân sự Việt Nam đã góp phần phá tan nhiều căn cứ phỉ, tiêu biểu là ở Phu Bia, Buôm Loọng; đập tan ý đồ chống phá, gây bạo loạn của các thế lực thù địch.
Chuyên gia Việt Nam cũng giúp Lào phát triển lực lượng vũ trang, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ chính quyền cách mạng và chế độ dân chủ nhân dân Lào. Sau khi tình hình chính trị ở Lào ổn định, lãnh đạo hai nước thống nhất rút toàn bộ Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam về nước.
Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, đánh giá sự tham gia của Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào là hình mẫu về quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu và hợp tác giữa quân đội hai nước độc lập có chủ quyền, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau. Những kinh nghiệm hoạt động của lực lượng Việt Nam tại Lào "là di sản quý báu, đang được giữ gìn và tiếp tục phát huy, góp phần đưa quan hệ hữu nghị Việt - Lào phát triển lên tầm cao mới".
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam toàn quốc lần thứ X có ý nghĩa lắng nghe tiếng nói khối đại đoàn kết toàn dân, hiến kế xây dựng đất nước giàu mạnh như mục tiêu đề ra.
Đối tượng Lê Phú Cao khai gây ra vụ cướp ngân hàng ở Đà Nẵng là để có tiền chứng minh tài chính đi xuất khẩu lao động.
Đơn các hộ dân trú tại xã Tân Thành khiếu nại về kết quả điều tra, xác minh vụ chủ hụi ôm hàng chục tỉ rời khỏi địa bàn được...
Ngay sau bão số 6, nhiều ngư dân cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã ra khơi đánh bắt ở khu vực gần bờ. Sản lượng cá đánh bắt được sau bão Trà Mi tăng cao so với ngày thường giúp nhiều ngư dân thu tiền triệu.
Liên quan vụ phân hàng ngàn lô, nền rồi bán lừa khách hàng ở Phú Quốc, Công an cho biết thêm 3 quản lý rừng đầu thú.
Theo dự kiến, hôm nay 25-9, TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây thiệt hại hơn 460 tỉ đồng tại giai đoạn 2 (dài 74 km) dự án Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Phiên tòa dự kiến sẽ xét xử trong 6 ngày từ 25 đến 30-9 do Thẩm phán Nguyễn Thanh Nhã làm chủ tọa phiên tòa. Kiến ThứcBị cáo Mai Tuấn Anh (trái) và Trần Văn Tám. Ảnh: Bộ Công an1 Theo đó, trong sai phạm ở giai đoạn 2 dự án này, VKSND Tối cao truy tố 22 người...
Dưới đây là cách tính điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại Hà Nội năm 2024.
Lịch cúp điện hôm nay ngày 03/07/2024 tại Bến Tre VTC News cập nhật mới nhất lịch mất điện, cúp điện các khu vực tại Bến Tre ngày 03/07/2024 từ website cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện thành phố Bến Tre Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 03/07/2024 từ 07h00 - 17h00 Mất điện khu phố 2 thuộc phường Phú Tân. Điện lực thành phố Bến Tre Bảo trì và sửa chữa lưới điện Lịch cúp điện huyện Ba Tri Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 03/07/2024 từ...
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện vừa thực hiện thành công ca ghép thận cho bệnh nhi 7 tuổi nhờ thận hiến tặng. Bé G.L. (7 tuổi, quê ở Yên Bái) được phát hiện thiểu sản thận, suy thận mạn giai đoạn cuối từ tháng 7/2023. Bé chỉ nặng 18kg, kèm theo đó là bệnh lý tăng huyết áp, suy tim. Gia đình L. hoàn cảnh khó khăn, bố đi làm xa, mẹ còn nuôi hai em nhỏ mới sinh nên việc điều trị gặp nhiều trở ngại. Nhiều lần gia đình suy sụp...