Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) cho biết quân đội đã tấn công chớp nhoáng vào các doanh trại của lực lương này ở Soba, sử dụng nhiều vũ khí hạng nặng và hạng nhẹ.
Ngày 15/4, lực lượng bán quân sự chính ở Sudan cho biết quân đội đã tấn công và bao vây các doanh trại của lực lượng này ở phía Nam thủ đô Khartoum.
Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) cho biết quân đội đã tấn công chớp nhoáng vào các doanh trại của lực lương này ở Soba, sử dụng nhiều vũ khí hạng nặng và hạng nhẹ.
Người dân ở các khu vực khác ở trung tâm Khartoum và Bahri cũng nghe thấy nhiều tiếng nổ lớn và tiếng đấu súng.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn nguồn tin tại hiện trường cho biết nhìn thấy nhiều xe kéo pháo và xe quân sự trên các đường phố.
Nhân chứng tại hiện trường còn nghe thấy tiếng đấu súng phát ra từ phía các trụ sở của cả lực lượng quân đội và RSF.
Cũng có thông tin xảy ra giao tranh tại sân bay Khartoum và RSF cho biết nhóm này đang kiểm soát sân bay.
Căng thẳng giữa lực lượng quân đội và RSF đã leo thang trong nhiều tháng nay, khiến các đảng phái chính trị ở nước này chưa thể ký kết một thỏa thuận được quốc tế ủng hộ nhằm nối lại quá trình chuyển tiếp chính phủ trong nước.
Những căng thẳng hiện tại giữa lực lượng quân đội và RSF bắt nguồn từ việc hai bên bất đồng về cách sáp nhập RSF vào lực lượng quân đội và đơn vị nào sẽ phụ trách giám sát quá trình này.
Việc sáp nhập 2 lực lượng này là điều kiện quan trọng trong thỏa thuận chuyển tiếp chính phủ chưa được ký kết tại Sudan.
Ngày 5/4, Lực lượng Tự do và Thay đổi (FFC) của Sudan tuyên bố tạm hoãn việc ký kết thỏa thuận thành lập chính phủ dân sự phục vụ việc điều hành đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi diễn ra các cuộc bầu cử.
Tuyên bố của FFC cho biết các cuộc thảo luận về việc tái cơ cấu quân đội đã đạt được tiến triển nhưng vẫn chưa hoàn tất, dẫn đến việc ký kết bị trì hoãn.
Việc ký kết vốn được lên kế hoạch ban đầu vào ngày 1/4, trước khi được dời sang ngày 6/4. Tuyên bố không nói rõ việc trì hoãn sẽ kéo dài bao lâu.
Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa các bên trong thời gian qua là khung thời gian để sáp nhập nhóm bán vũ trang Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) vào quân đội, nội dung vốn đã được nhất trí trong khuôn khổ thỏa thuận được ký hồi tháng 12/2022 về giai đoạn chuyển tiếp mới.
Sudan đã lâm vào tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế ngày càng sâu sắc kể từ sau cuộc đảo chính năm 2021, khiến quá trình chuyển đổi sang chế độ dân sự bị chệch hướng và gây khó khăn cho công tác viện trợ.
Tháng 1 vừa qua, các chính đảng của Sudan đã bắt đầu đàm phán về thỏa thuận chuyển tiếp cuối cùng nhằm thành lập chính phủ dân sự và giải quyết các vấn đề nổi bật khác.
Theo thỏa thuận sơ bộ đạt được giữa các nhóm chính trị tại Sudan vào tháng 12 năm ngoái, một chính phủ dân sự sẽ điều hành đất nước cho đến khi các cuộc bầu cử được tổ chức và quân đội sẽ chuyển giao quyền lực và rời khỏi chính trường./.
Dự báo từ đêm nay đến 14-8, ở Bắc Bộ sẽ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa có nơi trên 400mm, nguy cơ xảy ra ngập lụt ở đô thị và lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.
Di dời trụ sở bộ, ngành, bệnh viện, trường học ra ngoài khu trung tâm của Hà Nội, TP.HCM được thực hiện trong nhiều năm qua, nhưng đến nay số trụ sở, cơ sở đã di dời chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Dự thảo hiến pháp mới của Cộng hòa Trung Phi bao gồm quy định kéo dài thời hạn của nhiệm kỳ tổng thống từ 5 năm lên 7 năm và bãi bỏ giới hạn về số lượng nhiệm kỳ đối với vị trí nguyên thủ quốc gia.
UBND TP Phú Quốc vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan địa phương hướng dẫn ông V.M.H.(ngụ ở Hà Nội - quản lý sử dụng đất ở ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ) khắc phục, tháo dỡ toà nhà 12 tầng xây trái phép bằng biện pháp an toàn, hoàn thành trước ngày 1-6-2024.
Sau gần 2 tháng nhóm phiến quân Houthi tấn công các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ, Mỹ và Anh bắn tên lửa vào các căn cứ Houthi bên trong Yemen.
Nga cho biết đã chặn một âm mưu khủng bố của 3 công dân ở Trung Á; Tổng thống Ukraine thừa nhận phải thoái lui 'vài bước' nếu thiếu viện trợ Mỹ; Hàng viện trợ ở Dải Gaza lại rơi xuống biển... là một số tin thế giới đáng chú ý sáng 30-3.
Sau phần luận tội, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội đã tác động gia đình nộp khắc phục toàn bộ hậu quả với số tiền 1,85 triệu USD, do đó, Viện kiểm sát đề nghị giảm án cho bị cáo này. Còn ông Tuấn đề nghị được trả lại 210.000 USD, 146 miếng vàng...
Hà Nội - Chỉ sau khoảng 2 tháng được chỉnh trang, đến nay nhiều đoạn vỉa hè , trong đó có những hàng ghế đá thuộc tuyến phố Nguyễn Chí Thanh đã...
Hiện nay, tình trạng săn bắt chim yến theo kiểu tận diệt xảy ra ở nhiều địa phương làm suy giảm đàn chim yến cả ngoài tự nhiên và tại các cơ sở nuôi, gây bức xúc trong dư luận.