Lãnh đạo phái đoàn NATO thăm Ukraine kêu gọi các nước thành viên gia tăng hỗ trợ và "đừng phạm sai lầm bi quan quá mức trong năm 2024".
"Thế giới từng lạc quan quá mức trong năm 2023, chúng ta cũng không nên phạm lại cùng sai lầm và tỏ ra bi quan quá mức vào năm 2024", đô đốc Rob Bauer, lãnh đạo Ủy ban Quân sự NATO, ngày 21/3 bình luận về tình hình chiến sự Ukraine.
Bauer đang dẫn đầu phái đoàn NATO thăm Ukraine, tham dự sự kiện Diễn đàn An ninh Kiev cùng các quan chức quốc phòng châu Âu và chuyên gia quân sự. Đây là phái đoàn quân sự cấp cao đầu tiên của NATO đến thăm Kiev kể từ khi chiến sự bùng nổ vào tháng 2/2022.
Ông nhận định xung đột Nga - Ukraine đã thay đổi nhiều phương diện của chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, Ukraine đã chứng tỏ khả năng chiến đấu bền bỉ lẫn thích ứng nhanh chóng trong hơn hai năm chiến sự.
"Người bi quan sẽ không thể thắng trận. Với hỗ trợ từ chúng ta, Ukraine đủ khả năng giành thắng lợi", ông nói.
Bauer khẳng định chuyến thăm Ukraine của ông "đã chứng tỏ NATO và Ukraine đang gần nhau hơn bao giờ hết", đồng thời chia sẻ niềm tin rằng Ukraine sẽ sớm được tham gia liên minh.
Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO với lộ trình đặc cách vào tháng 9/2022. Liên minh đến nay vẫn chưa thể đặt ra kế hoạch đàm phán gia nhập cho Kiev. Tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7/2023 chỉ khẳng định "tương lai của Ukraine là ở trong NATO" và liên minh sẽ gửi lời mời Ukraine gia nhập khi các điều kiện cho phép.
Đô đốc Bauer cũng lặp lại lời kêu gọi các nước đồng minh tăng cường hỗ trợ Ukraine càng sớm càng tốt. "Thời gian của Ukraine không được tính bằng ngày, tuần hay tháng. Thời gian đang được tính bằng sinh mạng", ông hối thúc các nước nhanh chóng khắc phục bế tắc trong hỗ trợ đạn dược và vũ khí cho Ukraine.
Tổng thống Biden hồi tháng 10/2023 kêu gọi quốc hội Mỹ phê duyệt ngân sách 106 tỷ USD cho an ninh quốc gia, trong đó ràng buộc khoản viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine với 14 tỷ USD hỗ trợ cho Israel trong chiến dịch trả đũa Hamas. Tuy nhiên, những đề xuất từ Nhà Trắng đều không thể thúc đẩy quốc hội Mỹ phê duyệt viện trợ cho Ukraine và Israel, khiến tình trạng này kéo dài tới năm nay.
Mỹ đến nay vẫn là bên viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, với hàng chục tỷ USD viện trợ an ninh và liên tục cam kết ủng hộ Kiev đến chừng nào còn cần thiết. Tuy nhiên, sự phản đối của các nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn đã làm dấy lên hoài nghi về khả năng Mỹ duy trì nguồn hỗ trợ này cho Ukraine.
Thanh Danh (Theo Reuters, Kyiv Independent)
Quan chức Iran đăng ảnh ám chỉ nước này bị Israel 'tập kích bằng flycam', sau khi Tehran tuyên bố bắn hạ ba drone và không chịu thiệt hại nào.
Chỉ huy Nga nói con đường phía trước an toàn, song khi đoàn xe tăng tiến vào, một số chiếc cán phải mìn và phát nổ dữ dội.
Mới đây, giới chức Triều Tiên cho biết, nước này đã lần đầu tiên trình làng xe phóng di động 12 trục (TEL) mới trong tuần này.
Nga công bố video UAV chỉ điểm cho đòn tập kích bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào sân bay dã chiến, phá hủy nhiều trực thăng vũ trang Ukraine.
Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên tiếp tục thả bóng bay chứa chất thải sang nước này, bất chấp Seoul cảnh báo sẽ có các biện pháp xử lý.
Gần biên giới phía bắc Israel với Lebanon, người dân lo lắng vụ hạ sát phó thủ lĩnh Hamas ở Beirut có thể khơi mào cuộc chiến với láng giềng.
Video cận cảnh UAV mới trang bị tên lửa không đối không của Iran. Iran vừa tiết lộ khả năng không đối không mới cho máy bay không người lái (UAV) chiến đấu Karrar của nước này. Theo đó, phiên bản mới của UAV Karrar đã được ra mắt tại một buổi lễ tổ chức ở Học viện Phòng không Khatam Al-Anbia ở Tehran với sự tham dự của nhiều nhân vật cấp cao trong chính phủ và quân đội Iran. UAV Karrar có tầm hoạt động lên đến 1.000 km và trang bị tên lửa không...
Sáng 14/6, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định bổ nhiệm, phân công, điều động cán bộ.
Đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy ông Trump nghiêm túc về vấn đề ngoại giao với Iran; Hezbollah tấn công căn cứ quân sự ở Tel Aviv.