Trước khi trở thành Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan từng có thời gian dài làm giáo viên trường cấp 2 sau đó công tác trong lĩnh vực đoàn thanh niên.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan (sinh năm 1966) - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan bị bắt vì tội "Nhận hối lộ" quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự do có liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại & Bất động sản Thăng Long.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và cho phép các cơ quan chức năng thực hiện khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan.
Quá trình công tác của bà Hoàng Thị Thúy Lan thể hiện: Từ tháng 10.1990 đến tháng 4.1997, bà là giáo viên Trường Trung học cơ sở Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú và là cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Vĩnh Yên; rồi làm Phó Bí thư Thị đoàn Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phú (từ 1.1997 là tỉnh Vĩnh Phúc) từ tháng 11.1995 đến tháng 4.1997.
Từ tháng 5.1997 đến tháng 5.2001, bà Lan là Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Phó Chánh văn phòng, Chánh văn phòng Tỉnh đoàn rồi Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc.
Từ tháng 6.2001 đến tháng 6.2004, bà Lan là Ủy viên kiêm Chánh văn phòng Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Từ tháng 7.2004, bà Lan trở thành Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc; tháng 12.2006 là Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc; tháng 1.2009 là Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc; tháng 10.2010 là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; tháng 5.2012 là Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Từ tháng 4.2014 đến tháng 2.2015, bà Lan được bầu làm Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Tháng 2.2015, tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 29 khóa XV, bà Lan được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2010-2015.
Tháng 4.2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, họp kỳ thứ 12 (bất thường). Tại kỳ họp này, bà Lan được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV. Đến tháng 10.2015, bà tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 3.2016, tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà Lan được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 10.2020, bà tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với số phiếu tuyệt đối.
Ngày 30.10.2020, tại kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI, bà Lan được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 30.1.2021, tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bà Lan tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Trước đó ngày 5.3.2024, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan không tham dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 diễn ra ngày 5.3.2024.
Thủ tướng Australia hôm nay đến Trung Quốc, miêu tả đây là 'bước đi tích cực' để ổn định mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước.
Chiều 19.1, Tòa án Nhân dân Hà Nội mở phiên sơ thẩm vụ 3 cựu công an bắn chết dê của người dân ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội) rồi...
Quảng Trị yêu cầu thường trực huyện ủy về làm việc trực tiếp từng xã để giải quyết dứt điểm từng trường hợp cụ thể và bàn giao mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh trước ngày 30-4.
Houthi tuyên bố ủng hộ Hamas và có thể khiến Israel lo ngại về kho vũ khí đa dạng của mình, dù chúng khó gây thiệt hại trực tiếp cho Tel Aviv.
Theo thông tin từ Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, sách giáo khoa (SGK) lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018...
Ủy ban điều tra các tội phạm nghiêm trọng cho hay: 'Ủy ban Điều tra Nga đã mở một vụ án hình sự nhằm điều tra hành động khủng bố liên quan đến vụ nổ xe chở nhà văn Zakhar Prilepin.'
Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 18.000 chỉ tiêu cho 150 ngành/chương trình đào tạo, tăng hơn 3.000 chỉ tiêu và 7 ngành/chương trình đào tạo so với năm ngoái.
Những ngày chiến đấu với thảm họa để tìm kiếm sự sống, những ngày chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, sinh hoạt kham khổ và thiếu thốn, hơn 10 ngày không tắm gội... Đó là khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, khó khăn nhưng cũng đầy tự hào đối với những người lính cứu nạn cứu hộ (CNCH) ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Đọc bài gốc tại đây.
Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Chu Huy Mân từ buổi ban đầu cho đến khi giữ những cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Quân đội thật sự là tấm gương lớn về bản lĩnh, tài năng và sự cống hiến.