Quạ tấn công chim cánh cụt trên hòn đảo Australia

14:50 30/01/2024

Những con quạ chia cặp để tấn công chim bố mẹ, cùng lúc đào hang vào tổ trộm trứng và chim non, đe dọa quần thể chim cánh cụt trên đảo Phillip.

Chim cánh cụt tiên ( Eudyptula minor ) trên đảo Phillip trở về tổ vào buổi tối. Ảnh: Tui De Roy

Trên những bãi biển nông ở đảo Phillip của Australia, những con chim cánh cụt nhỏ xíu chỉ cao 30 cm và nặng 1,4 kg đấu tranh để bảo vệ mạng sống của con non. Kẻ tấn công chúng là bầy quạ trên đảo, theo National Geographic.

Quạ sẽ dành vài ngày quan sát hang của con chim cánh cụt nhỏ thuộc loài chim cánh cụt tiên trước khi tấn công. Chúng hoạt động theo cặp, con lớn hơn sẽ phân tán sự chú ý của chim cánh cụt bố mẹ trong khi con nhỏ hơn đào hố vào hang từ bên trên để trộm trứng hoặc chim non. Trong một vụ tấn công đặc biệt bạo lực, các nhà nghiên cứu chứng kiến đôi quạ ném chim cánh cụt bố mẹ qua vách đá trước khi cướp hang. Nhưng thông thường, bầy quạ sẽ quấy rối chim cánh cụt bố mẹ vài giờ cho tới khi nó hết hy vọng và bỏ cuộc, theo chuyên gia Kasun Ekanayake ở tổ chức BirdLife Australia.

Trên thực tế, cách đây 20 năm, nhóm nghiên cứu mới nhận thấy những con quạ tới từ đất liền ở Australia vào thập niên 1970 bắt đầu săn chim cánh cụt lớn tương đương chúng trên đảo. Giờ đây, trong lúc mỗi loài phát triển chiến thuật mới để đánh bại kẻ thù, các nhà nghiên cứu đang gấp rút tìm cách ngăn chặn hành vi tấn công của quạ trước khi chúng bắt đầu ảnh hưởng tới quần thể chim cánh cụt.

Chim cánh cụt tiên sinh sống khắp vùng ven biển phía nam Australia và New Zealand không phải loài nguy cấp, nhưng với hơn 40.000 con chim ở tuổi sinh sản, quần thể ở đảo Phillip thuộc hàng lớn nhất. Hệ sinh thái đảo tồn tại ở trạng thái cân bằng mong manh và chỉ cần một thay đổi nhỏ để sự hài hòa đó sụp đổ.

"Theo như chúng tôi biết, dường như những quần thể chim cánh cụt khác không bị ảnh hưởng bởi quạ tấn công", Mike Weston, giáo sư động vật hoang dã và sinh vật học bảo tồn tại Đại học Deakin ở Melbourne, cho biết. "Điều đó cho thấy quần thể quạ ở địa phương đã học cách tấn công và có nguy cơ hành vi này sẽ lan rộng".

Cáo xâm hại từng là mối đe dọa lớn nhất đối với quần thể chim cánh cụt đảo Phillip với hơn 3.000 con chim trở thành nạn nhân, nhưng nỗ lực tiêu diệt của nhà chức trách khiến hòn đảo sạch bóng cáo vào năm 2015. Theo Weston, quạ là động vật ăn thịt tự nhiên bị đánh giá thấp. Khả năng phát triển ở khu đô thị, ăn một loạt động thực vật khác nhau và trí thông minh cao khiến chúng đặc biệt khó giảm thiểu. Những đặc điểm trên cũng lý giải tại sao số lượng của chúng ngày càng tăng. Một nghiên cứu năm 2021 quy hành vi ăn thịt của quạ đến từ học hỏi xã hội thay vì di truyền, nhưng có nhiều điều giới nghiên cứu chưa biết rõ.

Năm 2013, các nhà nghiên cứu tìm thấy hơn 60% ổ chim cánh cụt mà họ theo dõi bị tấn công hoặc phá hủy. Chỉ hai ngày sau, 30% số ổ được quan sát bị tấn công, chứng tỏ chim cánh cụt thích nghi với hành vi của quạ thông qua đào hang an toàn hơn. Tính đến gần đây, quần thể chim cánh cụt trên đảo duy trì ở mức ổn định từ năm 2015. Đó là do tỷ lệ quạ tấn công hang chim cánh cụt biến động từ năm này qua năm khác, theo nhà nghiên cứu Laura Tan của BirdLife Australia, phụ thuộc một phần vào mức độ sẵn có của nguồn thức ăn thay thế.

Weston, Tan, và cộng sự cũng thí nghiệm để tìm hiểu liệu có thể phát hiện ADN chim cánh cụt trong phân quạ hay không, giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn hành vi săn chim cánh cụt phổ biến như thế nào đối với quạ trên đảo. Dù không hữu ích như kỳ vọng, kết quả kiểm tra cho thấy quạ ăn nhiều chim và động vật có vú hơn dự đoán trước đây, có nghĩa số lượng quạ tăng lên là vấn đề đáng lo ngại không chỉ đối với chim cánh cụt mà cả các loài chim làm tổ dưới đất khác.

An Khang (Theo National Geographic)

Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia bị mạo danh

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia bị mạo danh

16:10 02/04/2024

Website mạo danh Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đăng các quảng cáo hỗ trợ nạn nhân lấy lại tiền bị lừa đảo với tỉ lệ thành công 99,99%.

Loài chim trở về từ cõi chết nhờ tiến hóa hai lần

Loài chim trở về từ cõi chết nhờ tiến hóa hai lần

08:50 06/02/2024

Loài chim Aldabra ( Dryolimnas cuvieri aldabranus) không bay được đã tuyệt chủng cách đây 136.000 năm khi đảo san hô của nó chìm dưới sóng biển, nhưng loài này sau đó đã xuất hiện trở lại thông qua quá trình tiến hóa lặp đi lặp lại.

Cần lưu ý những gì khi lái xe qua đường ngập nước?

Cần lưu ý những gì khi lái xe qua đường ngập nước?

07:40 11/06/2024

Lái xe trên đường bị ngập nước vô cùng nguy hiểm, xe dễ bị chết máy giữa đường khi đi vào những khu vực bị ngập nước nghiêm trọng. Nếu...

'Dòng suối e lệ' cứ nghe tiếng động là nước đang chảy biến mất

'Dòng suối e lệ' cứ nghe tiếng động là nước đang chảy biến mất

17:00 28/06/2023

Ngày 24/11/ 2022, một người đàn ông ở thôn Trần Gia, xã Quảng Nguyên, Tứ Xuyên, Trung Quốc khi đang dạo chơi trên núi Long Sơn vô tình tìm thấy một con suối kỳ lạ. Không giống như bình thường, con suối này chỉ cần có tiếng động lớn là nước đang chảy sẽ biến mất cứ như chúng biết 'độn thổ'. Sau một lúc, nước từ dòng suối sẽ chảy ra bình thường. Dòng suối hễ nghe tiếng động thì biến mất Người đàn ông chưa từng thấy hiện tượng tương tự bao giờ nên...

Trung Quốc phóng vệ tinh viễn thám mới

Trung Quốc phóng vệ tinh viễn thám mới

16:01 10/12/2023

Tên lửa Trường Chinh-2D được phóng lúc 9h58 giờ Bắc Kinh (8h58 giờ Hà Nội) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, đưa vệ tinh Yaogan-39 vào quỹ đạo định trước. Đây là sứ mệnh thứ 500 của loạt tên lửa đẩy Trường Chinh. Cuối tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã đưa vệ tinh viễn thám Yaogan-33 04 vào không gian từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc nước này. Vệ tinh Yaogan-33 04 phục vụ các thí nghiệm khoa học,...

Huy động 400 người thử tải cầu Nguyễn Thái Học để xác minh vi phạm

Huy động 400 người thử tải cầu Nguyễn Thái Học để xác minh vi phạm

17:00 04/04/2023

Do có dấu hiệu “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” tại công trình cầu bộ hành thuộc dự án xây dựng cầu Nguyễn Thái Học, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Long Xuyên yêu cầu phối hợp, hỗ trợ việc giám định tại công trình này.

'Siêu núi lửa' lớn nhất châu Âu có thể phun trào nguy hiểm

'Siêu núi lửa' lớn nhất châu Âu có thể phun trào nguy hiểm

02:40 12/06/2023

Sputnik dẫn một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Địa vật lý và Núi lửa Italia phối hợp với Đại học College London (Anh), đỉnh của 'siêu núi lửa' Campi Flegrei nằm ngay bên dưới một khu vực đông dân cư với khoảng 500.000 người đang sinh sống sắp phun trào trở lại kể từ năm 1538. Các nhà khoa học cảnh báo rằng một sự kiện như vậy có thể gây ra hậu quả thảm khốc. Nghiên cứu đã sử dụng một mô hình nứt núi lửa để giải thích các hoạt động động...

Ghi nhận nhiều động vật quý hiếm tại khu rừng nguyên sinh của Quảng Bình

Ghi nhận nhiều động vật quý hiếm tại khu rừng nguyên sinh của Quảng Bình

11:30 02/07/2024

Từ những loài thú lớn như bò tót, sơn dương, gấu… đến những loài nhỏ như tê tê, cầy gấm, trĩ sao... đã được “bẫy ảnh” ghi nhận tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Lão nông câu cá vớt được 'rùa lạ', không ngờ là bảo vật hơn 3.000 năm

Lão nông câu cá vớt được 'rùa lạ', không ngờ là bảo vật hơn 3.000 năm

09:00 12/06/2023

Năm 2003, hình ảnh một ông lão sống tại thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đi câu cá ở bờ sông An Dương rất quen thuộc với người dân trong vùng. Đây là sở thích của ông sau khi về hưu. Do đó, ông thường ngồi bên bờ sông gần như cả ngày. Tuy nhiên, một ngày nọ, ông lão bất ngờ câu được con cá lớn sau khi hạ lưỡi câu xuống. Ông phải mất rất nhiều công sức mới kéo được con vật này lên bờ. Nhưng đó không phải là cá. Nhìn từ xa, nó...

Co loi xay ra
Co loi xay ra