Nhóm nghiên cứu Đức tìm ra phương pháp thân thiện với môi trường để biến bùn đỏ, phụ phẩm từ ngành nhôm, thành sắt có độ tinh khiết cao chỉ sau 10 phút xử lý.
Nhóm nhà khoa học từ viện Max-Planck-Institut für Eisenforschung, một trung tâm nghiên cứu về sắt ở Đức, phát triển phương pháp biến phụ phẩm bùn đỏ độc hại từ quá trình sản xuất nhôm thành sắt, sau đó biến thành thép "xanh", New Atlas hôm 6/2 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature.
Ngành nhôm tạo ra khoảng 180 triệu tấn cặn bauxite, hay bùn đỏ, mỗi năm. Chất này có tính ăn mòn rất mạnh vì có độ kiềm cao và giàu kim loại nặng độc hại. Ở các nước như Australia, Trung Quốc, Brazil, bùn đỏ thừa thường được xử lý tại các bãi chôn lấp khổng lồ với chi phí xử lý cao. Ngành thép cũng hại môi trường không kém khi đóng góp 8% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Tuy nhiên, nhu cầu thép và nhôm dự kiến tăng tới 60% vào năm 2050.
"Quy trình của chúng tôi có thể đồng thời giải quyết vấn đề chất thải trong sản xuất nhôm và giảm lượng phát thải carbon của ngành thép", Matic Jovicevic-Klug, tác giả chính của nghiên cứu mới, cho biết.
Bùn đỏ có 60% oxit sắt. Làm tan chảy bùn đỏ trong lò hồ quang điện bằng plasma chứa 10% hydro sẽ khử chất này thành sắt lỏng và oxit lỏng, từ đó dễ dàng chiết xuất sắt. Kỹ thuật khử plasma mất khoảng 10 phút và tạo ra sắt rất tinh khiết, có thể được xử lý trực tiếp thành thép. Các oxit kim loại không còn tính ăn mòn sẽ cứng lại khi nguội đi. Do đó, chúng có thể biến thành vật liệu giống thủy tinh và dùng làm vật liệu chèn lấp trong ngành xây dựng.
"Nếu sử dụng hydro xanh để sản xuất sắt từ 4 tỷ tấn bùn đỏ sinh ra trong quá trình sản xuất nhôm toàn cầu cho đến nay, thì ngành thép có thể giảm gần 1,5 tỷ tấn CO2", Isnaldi Souza Filho, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các kim loại nặng độc hại có trong bùn đỏ ban đầu "gần như bị vô hiệu hóa" bằng quy trình mới. Bất cứ kim loại nặng nào còn sót lại đều liên kết chặt chẽ trong các oxit kim loại và không thể bị cuốn trôi theo nước như với bùn đỏ ở bãi chôn lấp.
"Sau quá trình khử, chúng tôi phát hiện crom trong sắt. Các kim loại nặng và quý khác cũng có thể đã đi vào trong sắt hoặc vào một nơi riêng biệt. Chúng tôi sẽ tìm hiểu điều này trong những nghiên cứu sâu hơn. Các kim loại quý sau đó có thể được tách ra và tái sử dụng", Jovicevic-Klug nói. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, việc sản xuất sắt từ bùn đỏ trực tiếp bằng hydro xanh mang lại lợi ích lớn cho môi trường và cũng mang đến lợi ích kinh tế.
Thu Thảo (Theo New Atlas)
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đề nghị Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hỗ trợ thúc đẩy các dự án, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân giải quyết các vấn đề an ninh lương thực và bảo vệ nguồn nước.
TPHCM – Sở Gia thông Vận tải (GTVT) TPHCM cho biết gần 46% thí sinh dự thi sát hạch lái xe ôtô bị trượt do áp dụng thêm nội dung trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.
Ấn Độ phóng thử nghiệm thành công tàu vũ trụ chở người vào không gian. (Nguồn: Doordarshan National) Theo RT, việc ISRO phóng thành công tàu vũ trụ chở người sẽ tạo tiền đề quan trọng cho phép Ấn Độ thực hiện chương trình Gaganyaan đưa người lên vũ trụ vào năm 2025. Vụ phóng diễn ra vào 10h sáng 21/10 theo giờ địa phương nhằm mục đính đánh giá khả năng hủy bỏ nhiệm vụ của tàu vũ trụ trong trường hợp có sự cố không mong muốn, cũng như cả việc đưa...
Thừa Thiên Huế lên kế hoạch cải thiện Chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) bằng nhiều giải pháp, trong đó có đầu tư vào khoa học, công nghệ, hỗ trợ các ý tưởng đổi mới, sáng tạo, sáng chế, đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Những hố sụt sâu hơn 100 m hình thành do phong hóa đá vôi ở Trung Quốc có thể chứa nhiều cây cổ thụ xanh tốt.
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng lại mối quan hệ giữa gần 300 người Avars, những người đến từ nền văn hóa chiến binh bí ẩn 1.500 năm tuổi ở lưu vực Carpathian, Hungary ngày nay.
Cá heo vốn nổi tiếng thân thiện, vì vậy những vụ tấn công con người gần đây gây nhiều lo ngại.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật được gò chôn cất thời tiền sử có thể là lớn nhất châu Âu trước khi tiến hành khai quật khu vực bên cạnh một xa lộ ở Cộng hòa Séc.
Xe điện là xu thế tất yếu của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Đây là giải pháp xanh hóa giao thông và bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm phát thải về 0 vào năm 2050, theo cam kết COP26 mà chính phủ các nước đã đồng lòng hưởng ứng thực hiện. Song hành cùng với quyết sách của các quốc gia về lộ trình khai tử xe động cơ đốt trong, các hãng xe trên toàn thế giới cũng đã xác định các dấu mốc quan trọng thực hiện lộ trình...