Trường hợp thứ nhất là bé V.H.G. (nữ, 10 tháng tuổi, ở Tiền Giang). Người nhà cho biết, khi đang ngồi trên xe tập đi, bé chồm người lên bàn, kéo dây điện của bình nước siêu tốc đang sôi, làm nước sôi đổ lên người, gây bỏng mặt, ngực, tay, chân phải. Người nhà ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Trường hợp thứ hai là bé T.N.T.V. (nữ, 6 tháng tuổi, ở Đồng Nai). Theo người nhà, trẻ được bà ngoại bế trong khi nướng mực bằng cồn. Khi lửa gần hết, bà ngoại châm cồn thêm gây phụt lửa vào tay bà ngoại, vào mặt, ngực tứ chi trẻ. Ngay lập tức trẻ được người thân đưa tới bệnh viện gần nhà sơ cứu và chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Cả 2 trẻ vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đều trong tình trạng sốc với mạch nhẹ chi mát, huyết áp khó đo, diện tích bỏng khoảng 40% ở trẻ G. và 35% ở trẻ V.
Hai bệnh nhi được các bác sĩ truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc giảm đau và chăm sóc vết thương phỏng, sau đó chuyển đến khoa Hồi sức ngoại điều trị tiếp.
Trẻ được chăm sóc vết thương bằng các dung dịch sát trùng không gây đau và các loại gạc sinh học diệt khuẩn, tiêu mô hoại tử, kích thích tạo mô hạt, không dính mô khi thay gạc, kết hợp với dinh dưỡng hợp lý. Kết quả, sau hơn 1 tuần điều trị tình trạng vết thương cải thiện lành dần.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị bỏng là do tiếp xúc với chất lỏng nóng (hơn 70%), kế đến là bỏng do lửa hoặc bỏng do điện, do yếu tố hóa học như a-xít. Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, kế đến là các lớp sâu dưới da (gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan nội tạng (đường hô hấp, ống tiêu hoá, bộ phận sinh dục…).
BS.CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, lưu ý: ‘‘Trong trường hợp trẻ bị phỏng nước sôi hay lửa cần đưa trẻ ra nơi an toàn, dội nước lên chỗ vết thương trẻ cho trẻ bớt bỏng thêm, bớt đau, rồi nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để cấp cứu’’.
Để phòng, chống tai nạn gây bỏng ở trẻ em, người lớn lưu ý theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hành vi của trẻ nhỏ, nhất là trẻ đang tập bò và chập chững đi.
Ngoài ra, cần để các vật dụng nóng, các chất dễ cháy, các chất dễ phát sinh lửa, đồ điện ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ nhỏ; kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng. Riêng với trẻ đã nhận thức được, phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở con về cách phòng tránh tai nạn bỏng.
‘’Phụ huynh cần cẩn thận trong công việc sinh hoạt hàng ngày ở nhà, vì mọi hành vi, động tác, hành động của người lớn có thể gây nguy cơ tổn thương đối với trẻ nhỏ. Những việc cần làm để ngôi nhà mình ở an toàn cho trẻ nhỏ là không để các đồ dùng nóng, sôi, bàn ủi nóng, pô xe mới chạy về, chai lọ hóa chất, thuốc diệt chuột, diệt côn trùng, thuốc uống điều trị, ổ điện, ở ngang tầm với trẻ. Nhà tắm không để xô có nước vì trẻ có thể té vào, hạn chế tủ bàn ghế, có thể ngã đè trẻ…’’, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến lưu ý thêm.
Thông qua nền tảng mạng xã hội, người phụ nữ ở Hà Nội nhờ công ty luật hỗ trợ thu hồi 200 triệu đồng tiền bị lừa đảo trước đó,...
Tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước xảy vụ tai nạn lao động, nam công nhân bị cuốn vào máy trộn keo ở công ty sản xuất ván ép....
Các phóng viên, biên tập viên, thông tin viên, cộng tác viên trong và ngoài Quân đội có thể tham dự cuộc thi viết 'Ngành Kỹ thuật Quân đội - Hành trình tiến lên hiện đại'.
Ngày 18.5, Tòa án nhân dân thị xã Điện Bàn đã tuyên án 41 đối tượng ở tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng chuẩn bị súng và hung khí...
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM vừa có kiến nghị gửi UBND TPHCM có chế độ, chính sách đặc thù cho giáo viên cấp tiểu học dạy buổi 2 ở các khối 1, 2, 3, 4 (những khối đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới).
Thành đoàn Hà Nội đã vinh danh và trao tặng danh hiệu “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2023 cho 27 thầy, cô giáo trẻ đến từ các trường đại...
7 hộ dân ở xã Triệu An (Triệu Phong, Quảng Trị) đã bàn giao hơn 5.000 mét vuông đất để làm cảng cá. 26 năm trôi qua, chưa ai được nhận tiền đền bù.
Bình Thuận - Đối tượng bị khởi tố về tội 'Trộm cắp tài sản', nhưng bỏ trốn khỏi địa phương và bị truy nã ; sau đó đã bị công...
TP - Hoạt động giao thông, xây dựng, công nghiệp, làng nghề và nông nghiệp được điểm danh là thủ phạm chính gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội. Trong đó, nguồn phát thải từ hoạt động giao thông, làng nghề rất đáng lo ngại.